Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 08/12/2013 - 14:36
(Thanh tra) - Lũ lụt không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, mà còn làm 40 người chết và mất tích. Mặc dù, Chính phủ đăng đàn báo cáo các vấn đề liên quan đến thủy điện, cũng như các biện pháp quyết liệt nhằm xử lý loại bỏ các công trình thủy điện có khả năng gây hại cho hạ du, nhưng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII vừa qua, các Đại biểu và nhân dân chưa thật sự yên tâm.
Việc xây dựng thủy điện tràn lan đã xâm hại đến môi trường thiên nhiên.
Quảng Nam hiện có hơn 50 dự án (DA) thủy điện đã và đang triển khai, nhưng công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn còn bộc lộ nhiều lỗ hổng lớn, gây ra những hệ lụy khôn lường...
Sở Công thương Quảng Nam cho biết, từ 2006 - 2012, diện tích rừng chuyển sang xây dựng thủy điện là 2.581 ha (1,64 ha rừng đặc dụng, 846 ha rừng phòng hộ, 1.733 ha rừng sản xuất). Chủ đầu tư các DA thủy điện phải trồng rừng thay thế là 1.459 ha (mới tính cho 38 công trình). Hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt 11 phương án trồng rừng thay thế với diện tích 1.095 ha (trồng rừng mới 632,29 ha, trồng rừng khoanh nuôi bổ sung hơn 171 ha). Tuy nhiên, nhiều Chủ đầu tư vẫn né tránh trách nhiệm trồng mới lại rừng. Một số Chủ đầu tư tỏ ra chây lỳ trong việc thực hiện trồng rừng thay thế là Ban quản lý (BQL) Thủy điện Sông Kôn, BQL Thủy điện Tà Vi, Thủy điện sông Bung 4A. Một số DA có trước Nghị định 23/CP của Chính phủ như: Thủy điện A Vương, thủy điện Khe Diên..., nên không có phương án trồng rừng thay thế vì không bắt buộc. Trong khi đó, theo các báo cáo đánh giá tác động môi trường của 100% các DA thủy điện lớn hay nhỏ, đều nêu rõ phương án trồng bồi hoàn diện tích rừng đã mất do xây dựng công trình thủy điện.
Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam Từ Văn Khánh cho biết, để bắt đầu xây dựng một công trình thủy điện, cần phải xây dựng rất nhiều các công trình phụ trợ khác, như đường giao thông công vụ và vô số các công trình phục vụ việc xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu của nhà máy. Vì vậy, chỉ cần làm một phép tính đơn giản, khi công trình thuỷ điện sử dụng 1 ha đất rừng thì có đến 3 ha rừng bị tàn phá. Đến lúc nhà máy thủy điện xây xong, phần đất rừng không dùng tới lại bàn giao về cho địa phương quản lý, mà lẽ ra nhà máy phải có trách nhiệm phối hợp giữ rừng, trồng lại rừng, đây là vấn đề tiên quyết để nhà máy thủy điện hoạt động được. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quan trọng này hầu như ít được Chủ đầu tư quan tâm, việc bảo vệ rừng vẫn phó thác cho ngành Kiểm lâm và chính quyền địa phương.
Đơn cử như Nhà máy thủy điện Khe Diên, hoạt động đã gần 6 năm, cũng chỉ hỗ trợ xây dựng cho lực lượng bảo vệ rừng một trạm trực gác rừng. Nhà máy thủy điện Đắk Mi 4 hỗ trợ một nhà tạm làm việc, Nhà máy thủy điện A Vương chưa thấy có sự hỗ trợ nào. Trên thực tế, mỗi nhà máy thủy điện nào triển khai, hoặc đi vào hoạt động đều xảy ra “điểm nóng” về khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép, mà điển hình nhất là lòng hồ thủy điện Đắk Mi 4 trong thời gian gần đây liên tục vận chuyển gỗ trái phép.
Theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đối với thủy điện, cứ sản xuất ra 1 Kw điện phải chi trả 20 đồng. Bình quân mỗi nhà máy thủy điện hàng năm sản xuất ra mấy chục triệu Kw điện, nhưng xem ra các Chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện nghiêm túc quy định này.
Đầu năm 2012, UBND tỉnh Quảng Nam có Quyết định 136/QĐ-UBND thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, với chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận, thanh toán các nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm bảo vệ, phát triển và tái tạo lại vốn rừng..., buộc các chủ đầu tư, trong đó có thủy điện ký cam kết vào Hợp đồng chi trả Dịch vụ môi trường rừng. Chưa có con số thống kê chi tiết về sản lượng điện đối với từng nhà máy, nhưng cứ theo quy định trên thì số tiền các nhà máy này phải chi trả dịch vụ môi trường rừng lên tới cả trăm tỷ đồng/năm.
Các nhà khoa học đã chỉ rõ, việc xây dựng các báo cáo tác động môi trường của các dự án thủy điện chỉ mang tính dự báo và tập trung đánh giá tác động môi trường ở giai đoạn xây và vận hành nhà máy, mà hầu như chưa chú trọng tới đánh giá tác động môi trường lâu dài ở vùng sau đập về sản lượng cá, về nơi cư trú, nơi sinh sản của các loài thủy sinh vật nói chung và cá nói riêng.
Nguyên Phê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 11/12, tại phiên chất vấn của HĐND thành phố Hà Nội, Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội Trần Đức Hoạt cho biết, đơn vị đã thanh tra Dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng và chỉ ra 5 tồn tại, vi phạm. Theo tìm hiểu, dự án đã "đắp chiếu" hơn 10 năm...
Hải Hà
20:22 11/12/2024(Thanh tra) - Chiều ngày 10/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp tổng kết Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2024.
Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Khoa Lê
10:12 10/12/2024Hoàng Nam
09:33 10/12/2024Bảo Trân
11:54 08/12/2024Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải