Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Nam
Thứ tư, 11/06/2025 - 18:11
(Thanh tra) - Chiều ngày 11/6/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức họp ứng phó với báo số 1 và mưa lớn, ngập lụt. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì cuộc họp.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì cuộc họp ứng phó với cơn bão số 1. Ảnh: NN
Theo báo cáo của Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai, sáng ngày 9/6 hình thành vùng áp thấp trên khu vực Bắc biển Đông; sáng 10/6, vùng áp thấp mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Sáng ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 1 năm 2025, có tên quốc tế là WUTIP. Hồi 10h00, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,3 độ Vĩ Bắc; 113,4 độ Kinh Đông trên vùng biển phía Đông quần đảo Hoàng Sa với sức gió cấp 8, giật cấp 10; di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 10km/h và có khả năng mạnh thêm, hướng di chuyển còn diễn biến phức tạp.
Ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Ảnh: NN
Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, hiện đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 53.792 phương tiện và 223.054 người biết diễn biến, hướng đi của áp thấp nhiệt đới; trong đó hoạt động tại khu vực Bắc biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa) là 160 tàu với 752 người. Các phương tiện nằm trong vùng ảnh hưởng đã nhận được thông tin cảnh báo và đang di chuyển vòng tránh.
Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư cho biết, tổng diện tích nuôi thủy sản tại các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa là 192.548 ha (73.117 ha nuôi tôm nước lợ, 26.047 ha nuôi nhuyễn thể bãi triều, 95.143 ha nuôi thủy sản nước ngọt); 272.367 lồng bè; 3.848 chòi canh nuôi trồng thủy sản có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão và mưa lũ.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia. Ảnh: NN
Ngày 10/6/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg chỉ đạo Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố từ ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai và các bộ, ngành chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng đã ban hành 3 Công điện, văn bản chỉ đạo ngay khi hình thành vùng áp thấp (Công điện số 2969/CĐ-BNNMT ngày 10/6/2025 và 2 Văn bản số 2909/BNNMT-ĐĐ ngày 9/6/2025 và số 2992/BNNMT-ĐĐ ngày 10/6/2025). Các Bộ Quốc phòng, Công an, Xây dựng, Công Thương đã có công điện về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ. Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai chủ động triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nhận định chung của các cơ quan dự báo, đây là cơn bão đầu tiên trên khu vực biển Đông, đường đi và diễn biến còn phức tạp, thời gian ảnh hưởng trên biển kéo dài và gây mưa lớn trong những ngày tới.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, thông thường, các cơn bão thường hình thành ngoài khơi của vùng biển Philippines sau đó mới di chuyển vào biển Đông, nhưng lần này, cơn bão số 1 lại hình thành ngay trên biển Đông. Theo dự báo, đến thời điểm này thì bão số 1 sẽ không đổ bộ vào đất liền, tuy nhiên sẽ gây mưa lớn, ở Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên, với lượng mưa trung bình từ 100 đến 200mm, có nơi có thể lên đến 300mm hoặc trên 350mm.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường. ẢNh: NN
Do khu vực này đang xảy ra hạn hán, nên người dân sẽ có tâm lý chủ quan khi thấy có mưa. Nhưng với hình thái mưa rất bất thường trong đợt này, tập trung ở một thời điểm với lượng mưa lớn, sẽ gây ra ngập úng cục bộ và sạt lở. Do vậy, các cơ quan chức năng cần chú ý, cùng một thời điểm phải tổ chức chống bảo cả ở trên bờ và trên đất liền – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cảnh báo.
Đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện số 86 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là đối với yêu cầu của Thủ tướng về việc khắc phục tâm lý chủ quan do đây là cơn bão đầu tiên, các cơ quan, ban ngành chưa sẵn sàng ứng phó; không được để việc sáp nhập cơ quan, đơn vị, địa giới hành chính mà làm sao nhãng nhiệm vụ phòng, chống bão lũ – ông Hiệp nhấn mạnh.
Các địa phương và bộ đội biên phòng phải khẩn trương kêu gọi tàu, thuyền về nơi neo đậu, tránh trú bão an toàn, đảm bảo không có 1 tàu thuyền nào ở trong vùng nguy hiểm. Với những cơn bão như thế này, thường rất dễ thay đổi đường đi, vì vậy, nếu bà con ngư dân chủ quan, không kịp thời nắm bắt đường đi của bão, sẽ rất dễ đi vào vùng nguy hiểm do bão gây ra. Các cơ quan chức năng tập trung sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở
Các địa phương cần phải xác định các khu vực có nguy cơ ngập úng cao, đặc biệt là khu vực các tỉnh Huế, Quang Nam, Đà Nẵng... để chỉ đạo người dân chủ động kê cao đồ đạc, di chuyển đồ đạc, tài sản đến khu vực cao trước khi mưa đến.
Trung tâm Dự báo khí tượng quốc gia phải đưa thông tin dự báo cập nhật thường xuyên qua các phương tiện thông tin đại chúng, đối với những nơi xảy ra mưa cục bộ, phải thông tin cảnh báo trước 06 tiếng đồng hồ và trước 3 tiếng khi mưa là phải có thông tin chính xác tuyệt đối về đợt mưa, để tránh thiệt hại không đáng có về người và tài sản.
Đảm bảo an toàn cho các công trình thiết yếu: hồ đập, các công trình giao thông đang sửa chữa, thi công ... và đảm bảo an toàn cả cho người đang thực hiện thi công trên các công trình này.
Cục Quản lý và Xây dựng Công trình thủy lợi cần rà soát lại về khả năng trữ nước của các công trình thủy lợi, phối hợp với các địa phương để tính toàn khả năng tiêu thoát nước, đảm bảo tránh ngập lụt cho các đô thị lớn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính thức được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt vào tháng 3/2023, Đề án “Nghiên cứu và ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững huyện Côn Đảo giai đoạn 2022–2025, định hướng đến năm 2030” đã và đang tạo ra những chuyển biến tích cực trong tư duy quản trị và cách thức khai thác tài nguyên tại địa phương. Dù còn nhiều thách thức, song những kết quả bước đầu đã định hình nền móng quan trọng, mở đường cho hành trình phát triển hài hòa, bền vững trên huyện đảo giàu tiềm năng này.
Chu Tuấn
(Thanh tra) - Tối ngày 13/6, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) quốc gia cho biết, bão số 01 tiếp tục mạnh thêm, cường độ có thể lên tới cấp 12 trong chiều tối và đêm nay, ngay trên vịnh Bắc Bộ, hướng di chuyển cũng vào sâu trong Vịnh hơn nên cảnh báo nguy cơ cao xuất hiện gió giật mạnh ở vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định trong đêm nay và ngày mai (14/6).
Thái Hải
Minh Tân
Trần Quý
Chinh Bình
Minh Tân
Trần Quý
Trần Quý
Chính Bình
Minh Nguyệt
T. Minh
Chính Bình
Trần Kiên
Minh Nguyệt
Trần Kiên
Minh Nguyệt
Văn Thanh