Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vàng không là tài sản tin cậy để chống lạm phát

Thứ sáu, 10/02/2012 - 14:04

Ngày 9/2, các nhà kinh tế của Liên hợp quốc và các ngân hàng quốc tế lớn trên thế giới nhấn mạnh vàng không thể đóng vai trò hiệu quả là tài sản tin cậy để chống lạm phát do giá của kim loại quý này quá biến động.

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Nghiên cứu các tài sản tài chính trong lịch sử 112 năm qua, các chuyên gia tài chính thuộc Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ và trường Kinh doanh London của Anh đã đi đến kết luận rằng mặc dù lạm phát không làm giảm giá trị thực của vàng, song dùng vàng như là nguồn dự trữ không đem lại lợi nhuận cũng như không tăng được thu nhập từ nguồn tài sản này.

Vàng có thể có giá trị tiềm tàng trong danh mục của các nhà đầu tư không muốn chấp nhận rủi ro do lạm phát, bởi vàng là tài sản duy nhất không bị mất giá thực do lạm phát. Tuy nhiên, vàng không thể sinh lời tích cực trong thời gian dài hạn.

Các chuyên gia nhấn mạnh về dài hạn, vàng sinh nguồn lợi nhuận thấp hơn rất nhiều so với cổ phiếu. Trong thời gian kể từ năm 1900, vàng chỉ đem lại lợi nhuận thực 1,1% tính theo đồng bảng Anh, mặc dù giá trị của vàng luôn dao động lớn.

Trong khi đó, ngay từ đầu thế kỷ 20, các cổ phiếu toàn cầu đã sinh lợi nhuận hàng năm lên tới 5,4% bất chấp lạm phát trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong danh mục các tài sản chống lạm phát hiệu quả, vàng được các nhà nghiên cứu xếp vị trí thứ 2 sau cổ phiếu, trên cả kỳ phiếu, nhà ở và trái phiếu kho bạc.

Nghiên cứu cũng khẳng định cổ phiếu là tài sản tốt nhất để chống lạm phát, bởi lợi nhuận danh nghĩa từ cổ phiếu luôn cao hơn trong lạm phát mà không cần giá trị đủ lớn để đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận thực hoàn toàn cao hơn tỷ lệ lạm phát. Cổ phiếu không nhạy cảm đối với lạm phát như trái phiếu.

Khi tỷ lệ lạm phát từ 18% trở lên, cổ phiếu mất giá 12% nhưng trái phiếu mất giá tới 23%. Mức lạm phát cao hơn 10% luôn đi kèm với lãi suất thực của cổ phiếu là 5,2%. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cảnh báo rằng mặc dù cổ phiếu luôn là tài sản có thể chống được lạm phát hiệu quả nhưng khả năng này cũng có giới hạn. Nếu tỷ lệ lạm phát làm giảm quá lớn giá trị thực của trái phiếu và tiền mặt, cổ phiếu cũng không còn được miễn trừ.

(TTXVN/Vietnam+)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm