Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/07/2011 - 09:04
(Thanh tra)- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tiếp tục giảm còn 1,09%, đây là mức tăng thấp nhất trong 6 tháng đầu năm 2011. Tuy nhiên, mức lạm phát 6 tháng đầu năm đã lên 13,29%, so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng lên 16,03%. Như vậy, 6 tháng còn lại của năm 2011, CPI chỉ được phép tăng ở mức hơn 1,7% là hết ngưỡng mức khống chế của Chính phủ (15%) trong khi nhiều yếu tố bất ổn cho nền kinh tế vẫn đang tiềm ẩn…
Điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát cả năm 15 - 17%
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm đã có những kết quả tích cực. Có thể thấy, bài toán ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới khó khăn, việc điều hành của Chính phủ với 7 nhóm giải pháp (theo Nghị quyết 11 ngày 24/2/2011 của Chính phủ) khá quyết liệt, thể hiện qua việc kiểm soát chặt chẽ thị trường tiền tệ, tỷ giá, vàng, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, giảm đầu tư công… CPI đang có chiều hướng giảm đà tăng. Thị trường lãi suất huy động có tín hiệu giảm nhẹ. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu và hàng hóa xuất khẩu tăng, nhập siêu 2 tháng gần đây giảm nhiều so với những tháng trước đó…
Tuy nhiên, theo nhận định của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2011 ước chỉ đạt 5,57%, thấp hơn cùng kỳ năm 2010. Kim ngạch nhập siêu 6 tháng đã lên tới 7,5 tỷ USD, bằng 18% kim ngạch xuất khẩu, vượt qua chỉ tiêu khống chế cả năm 2%. Lạm phát có chiều hướng hạ nhiệt trong những tháng gần đây nhưng kết thúc 6 tháng, CPI đã lên tới 13,29%, so với cùng kỳ năm ngoái lạm phát đã tăng 16,03% và so với tháng 6 năm 2010 đã tăng lên 20,8%. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh mà còn ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo, người có thu nhập thấp.
So với chỉ tiêu kiềm chế lạm phát vừa được điều chỉnh cách đây chưa lâu (tháng 5/2011) là CPI 15% cả năm (hơn gấp đôi so với chỉ tiêu Nghị quyết 11 đề ra) thì 6 tháng cuối năm CPI chỉ được phép tăng hơn 1,7%. Trong khi đó, sức ép từ thị trường trong nước, quốc tế, nhất là tình hình kinh tế trong nước còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn đang là những thách thức không nhỏ đối với việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội. Vì vậy, Chính phủ đề xuất nới chỉ tiêu CPI định hướng cả năm từ 15 - 17%. Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, trên thực tế, việc đạt được mục tiêu 15 - 17% cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn đề xuất con số này để làm mục tiêu phấn đấu.
Điều hành linh hoạt, hợp lý các chính sách vĩ mô
Theo nhận định và cảnh báo của nhiều cơ quan chức năng, 6 tháng cuối năm nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều yếu tố bất ổn. Hiện lãi suất huy động của các ngân hàng (NH) thương mại đã có tín hiệu giảm nhưng lãi suất cho vay vẫn ở mức cao. Trên thực tế, lãi suất cho vay sản xuất của nhiều NH lên tới 20 - 22%, cho vay phi sản xuất bình quân 23 - 24%, thậm chí, nhiều NH cho vay lên đến 25 - 26% (chưa kể các loại phí vô lý khác) cao hơn rất nhiều mức bình quân lãi suất cho vay sản xuất mà NH Nhà nước đưa ra (18 - 19%), làm gia tăng nợ xấu cho NH và doanh nghiệp khó bảo toàn vốn và trả nợ vay. Nhiều doanh nghiệp đã phải co hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, gây áp lực lên vấn đề an sinh xã hội.
Việc cắt giảm đầu tư công, tiết kiệm chi tiêu ngân sách vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu kiềm chế lạm phát. Nhập siêu hiện có giảm so với đầu năm, nhưng quy luật chung những tháng cuối năm, từ quý IV đến đầu năm sau, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa để đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng sẽ tăng cao cũng là trở ngại cho việc kiểm soát nhập siêu. Sắp tới đến mùa mưa bão, chăn nuôi chưa kịp phục hồi sau dịch bệnh, khiến lương thực, thực phẩm tăng giá, tác động cộng hưởng với việc tăng giá xăng, than, điện trước đó, gây áp lực lớn lên lạm phát. Bên cạnh đó, tổng phương tiện thanh toán cả năm 16% và tín dụng dưới 20% nên có thể gây ra lạm phát về tiền tệ… Lạm phát 6 tháng đầu năm tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP, khiến sức mua hàng hóa trên trường giảm sút mạnh. Từ những yếu tố đó, các chuyên gia dự báo, nếu Chính phủ vẫn siết chặt tiền tệ, quyết liệt cắt giảm đầu tư công có kết quả thì mức CPI các tháng còn lại của năm 2011 mới có thể hãm ở mức tăng từ 2,5 - 3,5% và CPI cả năm ở mức 17 - 18%.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề xuất Chính phủ cần điều hành linh hoạt, hợp lý các chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa chặt chẽ để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội nhằm duy trì tăng trưởng, tạo lực phát triển sau lạm phát cao và ổn định đời sống, nhất là với người nghèo, người thu nhập thấp. Trong đó, đặc biệt cần có giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận vốn, giãn, giảm thuế…
Hà Phong
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình