Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 09/04/2012 - 23:06
(Thanh tra) - Theo ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tại 20 tỉnh, thành ở 3 miền Bắc, Trung, Nam được chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân, tiến độ thực hiện vẫn chậm.
Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Tăng Minh Lộc. Ảnh: Dương Ngọc
Mặc dù tất cả các tỉnh thành đã lập ban chỉ đạo các cấp, nhưng trên thực tế triển khai hiệu quả chưa cao. Đến nay, chỉ có 2 tỉnh ký được hợp đồng bảo hiểm với người dân là Nghệ An và Đồng Tháp.
Điều đáng nói là, trong tổng số 23.000 hộ đã có hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp, phần lớn là các hộ nghèo và cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ (Thực hiện Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình thí điểm bảo hiểm vật nuôi, cây trồng cho các hộ nghèo và cận nghèo 2011-2013, Nhà nước hỗ trợ 100% phí cho hộ nghèo và 80% cho hộ cận nghèo). Còn các hộ thuộc diện khác tham gia bảo hiểm nông nghiệp chỉ mới đạt con số 200 hộ.
Tại buổi họp báo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức chiều 9/4, ông Tăng Minh Lộc cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành 2 đợt kiểm tra, từ ngày 10/4 sẽ tiến hành đợt kiểm tra thứ 3 nhằm tìm hiểu, phân tích thực tiễn để điều chỉnh một số điểm chưa hợp lý, giúp địa phương tháo gỡ khó khăn trong việc tiến hành thí điểm.
Được biết, trong thời gian qua, các địa phương đã đề nghị bổ sung bệnh đạo ôn vào danh mục các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm trên cây lúa, quy định rõ hơn theo Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp để địa phương đỡ lúng túng trong thực hiện.
Đại Dương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải