Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 17/02/2011 - 13:34
Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng việc tăng giá cần tính toán hài hòa lợi ích ngành điện và nền kinh tế, tránh “tăng hại”... Sau khi ăn tết xong, người dân bắt đầu phải nghe thông tin tăng giá điện vì ngày 1-3 hằng năm là thời điểm điều chỉnh giá điện theo định hướng cơ chế thị trường
Việc tăng giá điện quá cao chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến đời sống người lao động. Trong ảnh: một bà nội trợ ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM liệt kê tiền điện phải trả
Tăng giá, EVN vẫn lỗ
Năm 2011, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, một phương án tăng giá của EVN cho biết ngay cả khi giá điện 2011 tăng khoảng 30%, vẫn phải cắt giảm trên 2 tỉ kWh điện giá cao từ các nhà máy nhiệt điện. Một quan chức Bộ Công thương cho biết bộ phải giảm trừ khá nhiều yếu tố tăng giá của EVN và mức thấp nhất có thể chấp nhận được năm nay phải lên tới 18%.
Con số này có vẻ cao, nhưng thực tế chỉ tăng gần 200 đồng/kWh. Đồng thời, để đảm bảo ngành điện không quá khó khăn, có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng thiếu điện trong dài hạn, Bộ Công thương đề xuất ngành than phải “chia sẻ”, không tăng giá bán than cho điện năm 2011.
Quan chức này trấn an: ngay cả ở phương án tăng 18%, thấp hơn nhiều so với đề nghị của EVN, Bộ Công thương vẫn yêu cầu EVN phải huy động điện giá cao vì nếu cắt, hệ thống điện mùa khô có thể thiếu tới mức khó có thể chấp nhận - trên 4 tỉ kWh (trong khi cắt điện mùa khô 2010 chỉ trên 1,3 tỉ kWh).
Để giảm hơn nữa so với mức 18%, theo quan chức trên, là không đơn giản, vì với tốc độ tăng chi phí, tăng tỉ giá thì EVN dễ lỗ, số lỗ có thể lên tới trên 15.000 tỉ đồng năm 2011.
Ông Tô Quốc Trụ - giám đốc Trung tâm tư vấn năng lượng, Hiệp hội Năng lượng - cũng cho rằng việc tăng giá điện năm 2011 là cần thiết để đáp ứng nhiều mục đích, trong đó có chống thiếu điện về lâu dài, khuyến khích đổi mới công nghệ, tiết kiệm điện...
Ông Trụ cho biết Bộ Tài chính cũng đã có những phương án tăng giá, trong đó có đề xuất mức tăng khoảng 17%. Tuy nhiên, ông Trụ cho rằng nhiều khả năng Chính phủ sẽ quyết mức 18% theo đề xuất của Bộ Công thương vì đây là mức hợp lý hơn cả.
Chỉ nên tăng vừa phải
Ông Nguyễn Tôn Quyền, phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản, cho biết với mức giá điện tăng 18% sẽ tác động không nhỏ tới doanh nghiệp. Theo ông Quyền, giá điện tăng là cần thiết, tuy nhiên mức tăng 18-30% theo đề xuất của Bộ Công thương, ngay cả khi thực hiện ở mức thấp nhất cũng sẽ khiến doanh nghiệp phải chịu tác động nhiều vòng.
Người dân trả thêm từ 5.000-140.000 đồng/tháng Nếu Chính phủ quyết giá điện năm 2011 tăng 18% theo tính toán, tổng số tiền điện nền kinh tế sẽ phải trả thêm khoảng 19.000 tỉ đồng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng 0,54-0,72%. Trong đó, các ngành sản xuất sẽ phải chịu thêm chi phí gần 10.000 tỉ đồng, tăng giá thành từ 0,02-9,03%. Các hộ nghèo có mức tiêu thụ điện 50 kWh/tháng trở xuống nếu giá điện tăng 18% thì số tiền phải trả tăng thêm hằng tháng khoảng 5.000 đồng, các hộ có mức tiêu thụ điện trung bình dưới 100 kWh/tháng sẽ trả thêm hơn 21.000 đồng/tháng. Hộ tiêu thụ đến 200 kWh/tháng sẽ trả thêm hơn 55.000 đồng/tháng. Các hộ sử dụng lượng điện ở mức 400 kWh/tháng sẽ phải trả thêm từ 100.000-140.000 đồng/tháng. |
“Giá điện tăng, từ đó giá thép cũng tăng, giá nhân công tăng... Trong khi đó, ngành gỗ chúng tôi năm 2011 không thể tăng giá bán” - ông Quyền lo lắng. Mức tăng 18%, ông Quyền cho rằng gần gấp ba lần năm trước nên có yếu tố giật cục.
Còn mức tăng tối đa 40% theo đề nghị của EVN, ông Nguyễn Tôn Quyền khẳng định không thể chấp nhận được với rất nhiều doanh nghiệp và người dân. Ông Quyền đề nghị: “EVN cần tính toán tiết kiệm chi phí vì tiềm năng còn nhiều chứ hiện nay mọi thứ chi phí tăng, trong đó có cả tăng lương đổ hết vào doanh nghiệp, người dân”.TTO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Đông Hà
19:52 15/12/2024Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân