Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 10/07/2012 - 06:21
(Thanh tra)- Đó là khẳng định của Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Nguyễn Trí Ngọc. Theo ông, vấn đề tạm trữ phải thích ứng nhanh với thị trường. Đồng thời, phải thực hiện điều chỉnh cơ cấu giống, mùa vụ hợp lý.
Người dân đồng bằng Sông Cửu Long thường bán lúa tươi ngay tại ruộng khi giá thóc lên
+ Năm nay, về cơ cấu giống và mùa vụ của lĩnh vực trồng trọt, cây lúa có khác so với các năm trước không, thưa ông?
- So với năm ngoái, năm nay, mục tiêu chính là điều chỉnh cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ. Theo đó, phải nâng cao tỉ lệ sử dụng giống có chất lượng cao, đồng nghĩa với việc giảm tối đa giống IR 50404 và các giống có phẩm cấp thấp. Thậm chí, có những vùng không sản xuất lúa phẩm cấp thấp vì đã tồn trữ lúa này từ vụ Đông - Xuân và sẽ còn tồn trữ cho hết năm nay và cả năm 2013.
Năm nay, Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương chỉ trồng lúa Thu - Đông ở những vùng có bờ đê bao chắc chắn. Còn, những diện tích ngoài vùng đê bao không nên gieo trồng vì khi có mưa lũ thì rủi ro rất cao. Như vậy, về cơ bản đã có điều chỉnh cả về mùa vụ, cơ cấu giống và diện tích.
Về cơ cấu giống cây trồng, những vùng trồng lúa kém hiệu quả, nên chuyển sang trồng ngô và hoa màu khác, đặc biệt là những cây ngắn ngày như ngô và đậu tương, vì đây là những sản phẩm chúng ta vẫn phải nhập khẩu.
+ Ông đánh giá như thế nào về sự biến động của giá lúa cũng như sự cần thiết của chủ trương thu mua tạm trữ lúa?
- Vụ Đông - Xuân vừa qua, giá thóc tại thời điểm thu hoạch rộ lúa tăng lên có lợi cho người nông dân. Bởi, người dân đồng bằng Sông Cửu Long thường bán lúa tươi ngay tại ruộng khi giá thóc lên.
Với giá thu mua lúa Hè - Thu, mặc dù chưa có quyết định chính thức từ Bộ Tài chính nhưng tổng hợp từ giá thành sản xuất từ các tỉnh thì bình quân dao động khoảng 3.900 đồng/kg. Như vậy, đồng nghĩa với việc muốn có lãi 30% thì thu mua lúa khoảng 5.200 đồng/kg. Hiện, giá bán trên thị trường thấp hơn nên cần chính sách tạm trữ để nâng giá, nhất là vào thời kỳ thu hoạch rộ từ 20/7 đến đầu tháng 8. Cục Trồng trọt đã chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tạm trữ lúa gạo cho nông dân.
+ Mục tiêu của việc thu mua tạm trữ là để hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân. Vậy, nên lựa chọn phương án nào để có lợi nhất cho đối tượng này?
- Theo tôi, muốn hỗ trợ người nông dân có lợi nhất phải qua mô hình cánh đồng mẫu lớn. Tức là hộ nông dân gửi thóc của họ vào trong kho của doanh nghiệp và chờ giá cao thì bán. Nhà nước sẽ hỗ trợ họ thông qua sản lượng họ gửi trong kho. Như vậy, Nhà nước vừa quản được sản lượng họ gửi bao nhiêu và dân có kho để chứa, ngân hàng có căn cứ và điều kiện xác thực để thanh toán phần nợ của nông dân.
Cục Trồng trọt đang đề xuất trước mắt nên thực hiện thí điểm cho người dân ở An Giang thông qua cánh đồng mẫu lớn của Cty Bảo vệ Thực vật An Giang. Từ đó hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân. Có như vậy, người nông dân mới được hưởng lợi.
Hữu Oanh (ghi)
Hỗ trợ hộ gia đình, địa phương sản xuất lúa |
Ngày 2/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mua tạm trữ tối đa 500.000 tấn quy gạo vụ Hè - Thu năm 2012, thời hạn mua tạm trữ từ ngày 10/7/2012 đến hết ngày 10/8/2012. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ; thời gian tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, từ ngày 10/7/2012 đến ngày 10/10/2012. Trước đó, từ 1/7/2012, thời điểm Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa có hiệu lực thi hành, hàng năm, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa. Ngoài được hỗ trợ sản xuất lúa hàng năm, người sản xuất lúa còn được hỗ trợ sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt hại trên 70%; mức hỗ trợ là 50% khi sản xuất lúa bị thiệt hại từ 30 - 70%... Nghị định cũng quy định hỗ trợ ngân sách cho địa phương sản xuất lúa. Đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương từ 2012 - 2015, ngoài hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành còn được ngân sách Trung ương hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để sản xuất lúa. Cụ thể, hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa. T.S |
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024(Thanh tra) - Công ty Cổ phần Công nghệ Hải Nam Tech bị cấm thầu 3 năm tại thành phố Hải Phòng do có hành vi gian lận khi kê khai nhân sự trong hồ sơ mời thầu.
Đông Hà
19:52 15/12/2024Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh