Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 09/07/2011 - 20:34
(Thanh tra) - Nếu những diễn biến khởi sắc của thị trường chứng khoán (TTCK) ở nửa đầu tháng 6/2011 khiến nhiều người lạc quan bao nhiêu thì ở nửa sau của tháng này thất vọng bấy nhiêu. Những ngày đầu tháng 7/2011, chứng khoán lại lình xình với 2 phiên tăng và 2 phiên giảm. Chúng tôi đã có buổi trao đổi ngắn với chuyên viên tài chính Lê Xuân Vinh về những yếu tố liên quan đến TTCK trong ngắn hạn.
Theo ông, đâu sẽ là yếu tố chính chi phối thị trường sắp tới?
Có thể thấy những yếu tố chính có tầm ảnh hưởng mạnh đến thị trường là chính sách tiền tệ và tình hình lạm phát. Về chính sách tiền tệ, lãi suất hiện nay thì đang có xu hướng giảm do các chính sách kinh tế vĩ mô phần nào đã phát huy tác dụng. Mặt bằng giá cả đã trở nên ổn định hơn so với các tháng đầu năm. Tuy nhiên, lạm phát có khả năng sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp từ sự tăng giá của VND trong thời gian gần đây (gia tăng nhập siêu, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ… góp phần làm tăng lạm phát do chi phí đẩy). Bên cạnh đó, một vấn đề liên quan đến lạm phát cũng cần được nhắc đến là việc nhập siêu từ Trung Quốc. Không loại trừ khả năng nước này sẽ làm khó dễ đối với các mặt hàng mà chúng ta đang nhập khẩu như lương thực, thực phẩm, máy móc do những căng thẳng thời gian vừa qua.
Việc thanh khoản sau vài phiên tăng đột biến đã trở nên lình xình tại những phiên giao dịch đầu tháng Bảy này. Nhiều ý kiến cho rằng, TTCK vẫn còn một dòng tiền lớn khác có khả năng chờ thị trường điều chỉnh để giải ngân. Ông thấy thế nào?
Theo tôi thấy thì dòng tiền vào thị trường hiện tại chỉ xuất hiện mạnh ở những mã cổ phiếu thường xuyên được làm giá hay còn gọi là những mã “nóng”. Tôi cũng trao đổi với nhiều đồng nghiệp về vấn đề này và đa số đều nhìn nhận dòng tiền hiện tại là dòng tiền đầu cơ chứ không phải dòng tiền đầu tư thực sự.
Ông nhận định ra sao về chuyện giải chấp cổ phiếu của các định chế tài chính, lượng cung cổ phiếu mới…?
Trên thực tế, sẽ rất khó để thống kê được giá trị và số lượng giải chấp tại các công ty chứng khoán và các định chế tài chính. Các số liệu thống kê đều là số liệu của Quý I trong khi tình hình lúc đó khác hẳn so với hiện nay. Tuy nhiên, qua đợt sụt giảm mạnh trong tháng Năm vừa rồi, việc gia tăng kiểm soát rủi ro, thái độ thận trọng của các tổ chức và các nhà đầu tư đã trở nên khắt khe hơn với các quyết định đầu tư. Về vấn đề lượng cung, tôi cho rằng sẽ không ảnh hưởng nhiều bởi sự siết chặt của cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời bản chất nội tại của nền kinh tế trong nước và thị trường cũng không ủng hộ vấn đề này. Hiện nay, mới chỉ có VN Steel phát hành nhưng khối lượng không nhiều, còn MobiFone thì chắc là không thể thực hiện trong năm nay.
Còn việc xả bán của cổ đông lớn, chốt lãi của nhà đầu tư nhỏ hay động thái bán ròng của nhà đầu tư ngoại thời gian gần đây thì sao, thưa ông?
Nhiều người cho rằng, một số cổ đông lớn thoái vốn hiện nay chủ yếu là do mâu thuẫn nội bộ thay vì thoái vốn vì mục đích đơn thuần. Theo tôi, thật khó để biết chính xác mục đích tận cùng động thái này của cổ đông lớn là gì, tuy nhiên cũng có một vài thông tin đáng quan tâm, chẳng hạn như việc Sacombank thoái vốn khỏi SBS để giảm tỷ trọng nắm giữ xuống dưới 50% là nhằm hợp nhất báo cáo tài chính, tránh lỗ từ các công ty con, ... Còn về việc bán ròng khối ngoại, từ lâu nhà đầu tư đã không còn quan tâm nhiều đến yếu tố này bởi một số lý do như khối nội “đội lốt” khối ngoại, giao dịch chiếm tỷ trọng nhỏ…
Như vậy, trong bối cảnh thị trường vẫn đang khá khó, đâu mới là những vấn đề nan giải thật sự?
Tôi nghĩ đó là những yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống xã hội chứ không phải các yếu tố kỹ thuật giao dịch, biến đổi số lượng, quy mô cung cầu…
Ông có thể đưa ra một “kịch bản” cho thị trường sắp tới?
Xác xuất lớn nhất là thị trường sẽ tăng nhẹ và hình thành nhiều con “sóng” nhỏ. Cũng có người dự đoán thị trường có thể “test” lại mức “đáy” cũ nhưng tôi cho rằng, khả năng xảy ra “kịch bản” này là rất thấp.
Xin cám ơn ông!
Hồ Doãn thực hiện
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Đông Hà
19:52 15/12/2024Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân