Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 14/03/2011 - 09:23
(Thanh tra) - Trong rất nhiều phương án có thể xem xét nhằm hạn chế lạm phát trong thời gian tới như tăng lãi suất, nâng dự trữ bắt buộc, hay áp đặt mức tăng trưởng tín dụng thấp,…Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đang nghiêng về phương án tăng lãi suất. Nếu quả thật đúng như vậy, nhiều doanh nghiệp vốn đã khó khăn nay càng thêm chồng chất.
Vào cuối tuần qua, trong buổi làm việc với báo giới xung quanh câu chuyện kiềm chế lạm phát, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho rằng, việc tăng lãi suất là giải pháp bất khả kháng để giảm áp lực cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế.
Hãy khoan nói đến tính khả thi của phương án này, chỉ cần nói đến việc tăng lãi suất sẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn, thậm chí phải đóng cửa sản xuất.
Ông Nguyễn Công Suất, GĐ Công ty Chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam cho biết, mới bước vào đầu năm 2011, Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá, kéo theo hàng loạt chi phí đầu vào như điện, nước, than tăng giá, cộng với việc lãi suất tăng sẽ khiến DN đối diện với nhiều thách thức. Hiện nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của công ty đã tăng 40% so với năm 2010 đã là một gánh nặng, nay thêm thông tin lãi suất tăng sẽ buộc công ty phải có những điều chỉnh theo hướng cắt giảm chi phí sản xuất, đồng thời tìm đường xuất khẩu thay vì tập trung thị trường trong nước.
Trong khi đó, ông Quách Nguyễn Thanh Phong, TGĐ Công ty CP Xây dựng và Trang trí nội thất Cao Tốc (HiWay) cho rằng, với tình hình ngày càng khó khăn như hiện nay, DN sẽ rất khó đạt mức tăng trưởng trên 20%, nếu đi vay ngân hàng với lãi suất như hiện nay để sản xuất thì DN coi như làm không công.
Đúng là việc tăng lãi suất là công cụ hữu hiệu để chống lạm phát, nhưng theo Tiễn sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, lãi suất hiện nay đã ở mức quá cao ở mức trên 20% và sẽ không thể cao thêm được nữa nếu không sẽ vượt quá sức chịu đựng của DN. Cần phải hiểu rằng, khi lãi suất tăng cao, buộc DN sẽ phải tăng giá thành sản phẩm, điều đó đồng nghĩa với lạm phát lại tiếp tục. Tăng lãi suất chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn và chủ trương bây giờ nên giảm lãi suất xuống ở mức độ cho phép.
Theo Tiễn sĩ Lê Thẩm Dương, phương án nâng dự trữ bắt buộc từ 3% lên 10% cũng cần tính đến, qua đó giúp Ngân hàng Nhà nước kéo dòng tiền về một cách hiệu quả. Tuy nhiên, phương án này lại không được Thống đốc Ngân hàng đồng thuận do sợ ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng.
Trong khi đó, một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh thì lại chọn giải pháp áp đặt mức tăng trưởng tín dụng thấp. Theo lý giải của vị lãnh đạo này, nếu tăng lãi suất cao hơn nữa có thể khiến nhiều DN bị đình đốn. Còn nếu nâng mức dự trữ bắt buộc lên cao sẽ là tăng lãi suất, tăng giá lên nữa. Chính vì vậy, áp dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp, đặc biệt là việc hạn chế tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại quốc doanh như Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank sẽ có vai trò quyết định và hoàn toàn nằm trong tầm tay Ngân hàng Nhà nước. Đối với từng ngành nghề, hạn chế tín dụng phi sản xuất, tín dụng để nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước phân bổ nguồn vốn hợp lý, quay vòng vốn nhanh, giải quyết bài toán cung cầu hàng hóa.
Hoàng Phi Sơn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Đông Hà
19:52 15/12/2024Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân