Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 10/10/2011 - 21:36
(Thanh tra)- Từ đầu tháng 9 đến nay, dù giá nhiều mặt hàng nhất là hàng nông sản, thực phẩm đã giảm, nhưng tại các chợ và các cửa hàng bán lẻ vẫn đứng ở mức cao, hoặc giảm không đáng kể. Nguyên nhân của tình trạng này là sự bất ổn về tổ chức lưu thông phân phối, thiếu sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những vi phạm về giá của các ngành chức năng liên quan.
* Không để tái diễn tình trạng “đô-la hóa”.
Theo đánh giá của Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng qua đã liên tiếp giảm với mức tăng dưới 1%/tháng; trong đó tháng 9 chỉ tăng 0,82% và là mức tăng thấp nhất từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, tính chung tốc độ tăng giá tiêu dùng trong 9 tháng, CPI trung bình lên tới 1,72%/tháng, đây là tốc độ tăng rất mạnh trong những năm gần đây. Như vậy, CPI 9 tháng đã tăng tới 16,63%, khoảng cách đến mục tiêu kiềm giữ CPI cả năm là 18% còn rất ngắn. Nếu với tốc độ tăng giá như hiện nay thì 3 tháng tới phải kiềm giữ CPI ở mức 0,75%/tháng mới có thể đạt được mục tiêu của Chính phủ. Đây là một thách thức khá lớn trong điều hành thị trường trong nước.
Theo dự báo, các yếu tố tích cực tác động đến thị trường hàng hóa như, việc đồng USD tăng giá sẽ hạn chế đà tăng của nhiều mặt hàng nhập khẩu; nguồn cung một số hàng nông sản, thực phẩm trong nước đang được cải thiện giúp giá thực phẩm “hạ nhiệt”, lãi suất cho vay giảm, góp phần giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ điều hành tỷ giá ngoại tệ không tăng quá 1%. Tiếp đến, giá các mặt hàng thiết yếu như: Điện, xăng dầu cũng được dự báo không có biến động đột xuất, không ảnh hưởng nhiều đến yếu tố đầu vào của sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố tác động gây tăng giá, đó là nhu cầu một số mặt hàng tăng vào cuối năm; thời tiết mùa mưa bão, dịch bệnh có thể tái phát, lương tăng từ đầu tháng 10; đặc biệt là Bộ Y tế dự kiến tăng viện phí gấp hàng chục lần. Các chuyên gia lưu ý, nếu thực hiện mức viện phí mới sẽ tác động rất lớn đến CPI. Vì vậy, việc điều hành giá cả thị trường cần lường trước khả năng này.
Điều đáng nói là, do bất ổn từ khâu tổ chức lưu thông, phân phối hàng hóa, đặc biệt giới tư thương chi phối đã đẩy một số mặt hàng thực phẩm tăng cao. Chẳng hạn như, giá lợn hơi đã giảm 30 - 35% so với những tháng trước đây, nhưng giá bán lẻ tại các chợ và cửa hàng vẫn ở mức cao.
Chính vì vậy, để bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát những tháng cuối năm, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội, ngành hàng theo dõi sát diễn biến thị trường lương thực, thực phẩm để đưa ra các giải pháp điều hành phù hợp. Bộ Tài chính khẩn trương phổ biến và hướng dẫn thi hành Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá. Chính phủ xác định không để tái diễn tình trạng "đô la hóa" nền kinh tế. Ngoài ra, sẽ tập trung cơ cấu lại đầu tư, kể cả đầu tư chung của nền kinh tế; trong đó sẽ phải xem xét kỹ từng dự án, để chọn ra các dự án ưu tiên, từ đó chọn ra những dự án ưu tiên hơn ("ưu tiên của ưu tiên"). Doanh nghiệp Nhà nước, các ngân hàng cũng là đối tượng "ưu tiên" thực hiện cơ cấu lại với tinh thần hết sức quyết liệt không chỉ trong năm 2011 mà cả nhiệm kỳ của Chính phủ.
Chính phủ cũng khuyến cáo người dân có thể bằng hành động cụ thể của mình góp phần đồng hành cùng Chính phủ kiềm chế lạm phát. Thời gian qua, "lạm phát tâm lý" có vai trò rất quan trọng góp phần đưa lạm phát tăng cao, nhất là giảm lòng tin vào đồng tiền. Vì vậy, cần cảnh giác với những thông tin thất thiệt, chống nạn đầu cơ thổi giá trong những lĩnh vực nhạy cảm như mua bán vàng, ngoại tệ…
Minh Văn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà