Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sững sờ giá thuốc

Thứ tư, 23/03/2011 - 17:17

Có nhiều loại thuốc chỉ trong một tuần đã hai lần tăng giá khiến người bệnh khóc dở mếu dở. Trong khi đó, nhiều hãng dược vẫn thực thi chính sách chiết khấu rầm rộ.

Thuốc được kê khai giá “ảo” nên dù tăng giá vô tội vạ vẫn không bị thổi còi. Ảnh minh họa.

Điệp khúc tăng giá

Một tuần trước, sau khi được bác sĩ chỉ định dùng thuốc nhỏ tai Polydexa của hãng Bouchara Reccordati (Pháp), người nhà bệnh nhân Lê H. (31 tuổi) đang điều trị tai mũi họng ở BV Nguyễn Tri Phương ra nhà thuốc Quỳnh Trâm trên đường Nguyễn Tri Phương (quận 5) mua lọ thuốc này với giá 65.000 đồng. Tuy nhiên sau khi dùng hết lọ thuốc, ngày 21-3 người nhà ra mua tiếp thì nơi đây thông báo giá đã được điều chỉnh lần thứ 2 với 75.000 đồng/lọ.

Chị Ánh (50 tuổi, ở Củ Chi) càng choáng khi con của mình đang dùng thuốc cai nghiện Bông Sen của Công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp và dịch vụ Fataco Bến Tre bỗng dưng tăng giá phi mã từ 1,58 triệu/hộp 4 chai lên hơn 2,8 triệu đồng. “Một lần dùng từ 5-6 chai nhưng giá thuốc tăng thế này khó cho điều trị quá. Gia đình nghèo, phải tiết kiệm đủ thứ, nay thuốc cứ tăng không biết phải xoay sở ra sao”- chị Ánh nói.

Trong khi đó, gần một tháng nay những loại thuốc thông dụng như Panadol Extra tăng 10.000 đồng, lên 75.500 đồng/hộp, thuốc điều trị huyết áp Exfort của Pháp nhảy vọt từ 540.000 đồng lên hơn 600.000 đồng/hộp 28 viên. Nhiều loại thuốc nội cũng “nhảy” theo với giá chóng mặt.

Cách đây một tháng, nhiều mặt hàng của Cty TNHH Stada Việt Nam tăng 5% thì nay giá lại lên 10%. 22 sản phẩm do Công ty Nhất Nhất phân phối phần lớn tăng trung bình 20%, trong đó sản phẩm tăng cường sức khỏe nam giới King care tăng 34%. Choáng nhất là giá thuốc Cadef hỗ trợ điều trị ung thư của Cty dược Traphaco tăng đến 150%.

Vẫn chiết khấu rầm rầm


Bất chấp giá thuốc được điều chỉnh tăng giá vô tội vạ, nhiều hãng dược trong và ngoài nước vẫn rầm rộ chiết khấu với tỷ lệ cao vống trên giá mỗi viên thuốc cho các nhà thuốc và phòng mạch.

Khi liên hệ để tìm hiểu về giá thuốc, một trình dược viên của Cty dược T.V chuyên phân phối thuốc ở quận 11 cho biết nếu muốn mua thuốc nhóm OTC (thuốc không kê đơn) sẽ được chiết khấu hậu hĩnh. Bảng giá mà người này cung cấp cho thấy loại thuốc chiết khấu cho nhà thuốc, phòng mạch bèo nhất cũng đã 5%/sản phẩm.

“Nếu anh lấy Texofen 60 chống dị ứng của Ấn Độ 14.000 đồng/hộp, mua 10 hộp được chiết khấu 2 hộp. Trong khi Amepox làm đẹp da và tóc của Hàn Quốc hộp 100 viên có giá 245.000 đồng/hộp chiết khấu hậu hĩnh hơn 10%”- trình dược viên này ra giá. Nhiều loại thuốc của đơn vị này như Allozin, Zicet-5 chống dị ứng thế hệ mới với giá từ 285.0000 đồng đến 345.000 đồng/hộp 100 viên cũng được chiết khấu từ 5-10%.

Mặc dù giá các loại thuốc đã chiết khấu trong một tháng trở lại đây đã tăng ít nhất 2 lần mỗi loại nhưng theo các trình dược viên của đơn vị phân phối này tiết lộ thì việc chiết khấu hay khuyến mãi “đã nằm trong chi phí tăng giá rồi”. “Ở Cty em chỉ nhóm thuốc nội tiết hiện đang khan hàng nên không chiết khấu, còn lại ít nhiều đều có lại quả cho nhà thuốc và phòng mạch”- trình dược viên này nói.

Tại công ty dược phẩm Boston Việt Nam, nhiều loại được khuyến mãi cho các đại lý nhà thuốc như mua thuốc thưởng các vật phẩm hoặc tăng kèm thuốc. Trong khi hãng dược Sanofi lại chiết khấu 5% ngay trên hóa đơn cho các sản phẩm như Enterogermina hoặc 8% cho Lactacyd và gần 10% cho các sản phẩm khác như Aprovel, Coaprovel... Đặc biệt có sản phẩm như Solian và Plavix được chiết khấu từ 20% đến gần 30%.

Mánh khóe kiếm lời

Luật Dược ra đời năm 2005 quy định các cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường; khi thay đổi giá, phải kê khai lại với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và bảo đảm giá thuốc không cao hơn các nước trong khu vực có điều kiện kinh tế tương đương Việt Nam. Tuy quy định như vậy nhưng sơ hở vẫn còn lộ rõ khiến việc kê khai giá “ảo”, kê khai đón đầu ở các đơn vị nhập khẩu vẫn diễn ra tràn lan.

Giám đốc một Cty dược trong nước nói, quy định về kê khai giá thuốc đang có sơ hở vì các doanh nghiệp khi nhập khẩu chỉ phải khai báo giá CIF (giá nhập khẩu) với cơ quan hải quan rồi đưa ra thị trường bán, trong khi giá khai báo CIF thường không được kiểm chứng.

Tình trạng này đã tạo cơ hội cho các hãng dược mặc sức tự tung, đẩy giá cao lên “trời”, làm cho thị trường thuốc hỗn loạn về giá. Bằng chứng là kết quả kiểm tra được Thanh tra Sở Y tế Hà Nội công bố mới đây cho thấy, hầu hết thuốc tăng giá đều không có giá bán cao hơn giá kê khai ban đầu hoặc kê khai lại. Điều này có nghĩa là, các doanh nghiệp dù có đẩy giá bán lên ngất ngưởng vẫn không bị thổi còi vì giá có cao vẫn chưa cao bằng giá… CIF.


Theo Tiền Phong

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm