Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Siết chặt quản lý trong thu mua nông sản

Thứ ba, 11/09/2012 - 06:55

(Thanh tra)- Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, từ tháng 5/2011 đến nay, hiện tượng thương lái nước ngoài thu gom nông, thủy sản diễn ra ngày càng nhiều dẫn đến việc thao túng, ép giá các mặt hàng nông sản. Điều này gây bất ổn thị trường, thất thu thuế, phá vỡ các quy hoạch vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Thu mua nông sản của các tư thương nước ngoài chưa được quản lý chặt chẽ

Thực tế trên đã đẩy nhiều nhà máy rơi vào tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu, hoạt động cầm chừng, trong khi nông dân đổ xô đi nuôi, trồng các giống cây, con theo “đơn hàng ngoại” cấp tốc. “Trái đắng”, mà người nông dân phải nhận là khi số lượng ít thì thương lái nước ngoài mua với giá cao, nhưng khi nhiều hàng thì bị thao túng, ép giá, thậm chí là quỵt nợ.

Chưa kể, một số tư thương nước ngoài hoạt động trái pháp luật Việt Nam không chỉ gây thất thu thuế cho Nhà nước mà còn dẫn tới tình trạng mất ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, theo ông Quyền, là do nhu cầu thế giới về hàng nông sản của Việt Nam ngày càng tăng và vì lợi ích riêng nên một bộ phận thương nhân trong nước đã tiếp tay để kiếm lời.

Thậm chí, nhiều nông dân vì lợi ích trước mắt đã bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài và không hề biết là đang vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam...

Để xảy ra những vụ việc đáng tiếc vừa qua, theo ông Quyền, trước hết là trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Mặc dù luật pháp và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn rất đầy đủ nhưng cơ quan quản lý tại các địa phương đã không xử lý kịp thời.

Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động thu mua nông sản của thương nhân nước ngoài tại các địa phương, đặc biệt tại địa bàn trọng điểm; tập trung công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

"Bên cạnh việc tăng cường quản lý thì Bộ cũng khuyến cáo người dân khi buôn bán với thương nhân nước ngoài nên ký kết hợp đồng bằng văn bản nhằm tránh thiệt thòi về sau", Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa nói.

Đặc biệt, để thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản cho nông dân, Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua nông sản được vay vốn với lãi suất thấp và ổn định đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo kênh phân phối và thu mua nông sản một cách ổn định...
 
Một số hình thức xử phạt đối với thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam nếu kinh doanh trái phép theo quy định tại Điều 16 Nghị định 06/2008/NĐ/CP:

- Phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.

- Phạt từ 30 - 40 triệu đồng, trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với các hành vi Giả mạo giấy tờ, tài liệu hoặc mua hàng hóa để xuất khẩu hoặc bán hàng hóa nhập khẩu với thương nhân Việt Nam không có đăng ký kinh doanh.


 Trần Quý - Ngọc Hoàng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm