Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 10/12/2011 - 21:43
(Thanh tra) - Thanh khoản thị trường chứng khoán (TTCK) xuống cực thấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu của các công ty chứng khoán (CTCK). Trong bối cảnh “miếng bánh thị phần” không thể cấp đủ nguồn sống cho hơn 100 “miệng ăn”, vấn đề tái cơ cấu bỗng trở nên cấp thiết.
Sắp tới vấn đề tái cơ cấu các CTCK cũng được đưa chung vào đề án trình Bộ Tài chính
Giảm lượng tăng chất
Quý III/2011, kết quả kinh doanh của 32 CTCK niêm yết dù có khá hơn Quý kế trước nhưng vẫn có đến 11 CTCK lỗ và lũy kế 9 tháng thì con số này là 16. Trong đó, tổng mức lỗ Quý III gần 295 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm lên hơn 1.210 tỷ đồng. Theo thống kê, lỗ lớn nhất trong Quý là BSI với số âm gần 135 tỷ đồng. Kế đến là SBS với mức lỗ 99,4 tỷ đồng, VIG lỗ 25,8 tỷ đồng.
Theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), lũy kế 9 tháng đầu năm, có gần 80 CTCK (kể cả chưa niêm yết) lỗ trong Quý III và lũy kế 9 tháng là 71 công ty với tổng số lỗ lên tới 2.000 tỷ đồng. Riêng trong Quý III, lỗ nặng nhất là BSI số lỗ gần 135 tỷ đồng và tính chung tư đầu năm lỗ 129 tỷ đồng do vẫn có lãi trong 2 Quý trước. Con số này, tuy vậy, chỉ bằng non nửa so với mức lỗ của CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS) khi lên tới gần 382 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp có kết quả kinh doanh lũy kế 9 tháng lỗ nặng nhất trong số các CTCK niêm yết. Ngoài 2 công ty trên, một số CTCK cũng góp tên vào bảng danh mục lỗ 9 tháng đầu năm như CTCK Sacombank lỗ gần 258 tỷ đồng, CTCK VnDirect lỗ gần 130 tỷ, CTCK Sài Gòn lỗ 17,4 tỷ…
Theo ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh thuộc UBCKNN, hiện đã có 12 công ty không đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính (tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180%), trong đó 5 công ty rơi vào diện kiểm soát đặc biệt (tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%). Đối với những công ty này, nếu 6 tháng tiếp theo kể từ tháng 4/2012 không khắc phục được sẽ bị đình chỉ hoạt động.
Theo tính toán của Tiến sĩ Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, xét về quy mô giao dịch, ở giai đoạn sôi động nhất thanh khoản thị trường bình quân lên đến 5.000 tỷ đồng/phiên; trung bình thì 2.500 - 3.000 tỷ đồng/phiên, và trong khủng hoảng trung bình 1.200 tỷ đồng/phiên. Như vậy, với phí giao dịch trung bình 0,3% thì mỗi tháng các CTCK thu được khoảng 780 tỷ đồng/phiên, 390 tỷ đồng/phiên và hiện nay chỉ khoảng 230 tỷ/tháng. Tính trung bình trong một tháng thời khủng hoảng thì mỗi CTCK chỉ thu được từ 2,2 tỷ đồng đến 2,3 tỷ đồng.
Thu nhập này không thể duy trì bộ máy của toàn hệ thống các CTCK. Còn nếu tính 80% thị phần thuộc về 10 CTCK hàng đầu thì doanh thu bình quân mỗi công ty cũng chỉ đạt 18,4 tỷ đồng/tháng. Phần thu phí này cũng không thể đủ để duy trì bộ máy, khấu hao, tiền thuê mặt bằng... chưa nói đến chi phí vốn đầu tư.
“Thống kê này cho thấy, số lượng CTCK ngày nay là quá nhiều và cần phải giảm bớt”, Tiến sĩ Lê Đạt Chí nói.
Bỏ tài khoản tổng ?
Theo Tiến sĩ Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN, từ giữa năm UBCKNN đã làm việc với 40 CTCK, kiểm tra 10 CTCK nhằm phân loại đánh giá lại hoạt động; trong đó làm việc trực tiếp với từng Tổng Giám đốc, thậm chí với cả Chủ tịch HĐQT để tùy điều kiện cụ thể mà người chủ có tiếng nói quyết định sáp nhập, tái cấu trúc… Cho đến nay, UBCKNN đã xây dựng xong và trình Bộ Tài chính bản dự thảo đề án tái cấu trúc TTCK, Bộ Tài chính cũng đã có báo cáo tóm tắt cho Chính phủ, và sắp tới vấn đề tái cơ cấu các CTCK cũng được đưa chung vào đề án này.
Việc tái cơ cấu sẽ dựa trên ba tiêu chí theo chuẩn quốc tế về an toàn tài chính; về rủi ro mà các CTCK có thể gặp phải, quy trình nhận diện và xử lý các rủi ro phân cấp nội bộ; về quản trị công ty.
“Việc áp các chuẩn này nhằm tạo áp lực cải cách CTCK và chúng tôi sẽ làm quyết liệt để hoạt động của các CTCK được lành mạnh hơn bởi xu hướng hiện tại ai cũng muốn số lượng CTCK giảm”, Tiến sĩ Vũ Bằng nói.
Thời gian qua, nhiều và rất nhiều CTCK đã làm không đúng như cho vay tiền để NĐT mua chứng khoán bằng cách biến tướng, cho NĐT bán khống cổ phiếu bằng cách vay chứng khoán của người khác... làm cho thị trường bị méo mó, biến dạng và tiếp tay cho sự chìm sâu của thị trường. Tiến sĩ Lê Đạt Chí cho rằng, nguyên nhân chính là do khó khăn về nguồn thu đã buộc các CTCK phải làm mọi cách để tồn tại; kế đến là do việc mua bán được thực hiện trên tài khoản tổng của CTCK. Nếu bỏ tài khoản tổng, nghĩa là thanh toán một cấp từ người mua sang người bán thông qua tài khoản bằng tiền ở ngân hàng thì tiền của NĐT sẽ tách biệt độc lập với hoạt động của CTCK và như vậy sẽ không có chuyện lùm xùm như sự việc của SME vừa rồi (mất thanh khoản). Làm được điều này vừa giúp đảm bảo lợi ích cho NĐT, vừa rút ngắn được T+ và cũng không thể có tình trạng CTCK cho khách hàng vay vốn dưới các hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư, càng không tồn tại chuyện bán khống bằng cách cho mượn chứng khoán...
“Nhìn từ hoạt động giao dịch, có thể thấy rằng tái cấu trúc phương thức thanh toán là mấu chốt”, Tiến sĩ Lê Đạt Chí nói.
Hồ Doãn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Đông Hà
19:52 15/12/2024Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân