Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 28/03/2013 - 14:38
(Thanh tra) - Chỉ số sản xuất toàn ngành Công nghiệp tháng 3 tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2013, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước (thấp hơn mức tăng 5,9% của cùng kỳ năm 2012).
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Sản xuất công nghiệp tăng chậm
Hầu hết các ngành công nghiệp chỉ số tăng đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành Công nghiệp khai khoáng (chiếm 21,3% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp) tăng 2,1% (cùng kỳ năm trước tăng 3,6%); công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 70,9% giá trị tăng thêm toàn ngành) tăng 5,4% (cùng kỳ năm trước tăng 5,9%); sản xuất và phân phối điện (chiếm 6,7% giá trị tăng thêm toàn ngành) tăng 8,5% (cùng kỳ năm trước tăng 12,5%); cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải (chiếm 1,1% giá trị tăng thêm toàn ngành) tăng 9,5% (cùng kỳ năm trước tăng 8,4%).
Trong 4,9% mức tăng chung của quý I, ngành Khai thác đóng góp 0,4 điểm phần trăm; ngành Chế biến, chế tạo đóng góp 3,8 điểm phần trăm; Sản xuất và Phân phối điện đóng góp 0,6 điểm phần trăm và ngành Cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Các số liệu thống kê tiếp tục cho thấy sản xuất công nghiệp tiếp tục chững lại, đặc biệt trong khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sử dụng lao động tháng 3/2013 giảm 0,2%. Trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,5%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,9%.
Bên cạnh đó, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 2,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 3,4%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2,3%.
Chỉ số tồn kho tăng 16,5%
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/3/2013 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,5% so với cùng thời điểm năm trước, thấp hơn mức tăng 19,9% của cùng kỳ năm 2012.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm qua các tháng trong năm qua chủ yếu do các doanh nghiệp tự tháo gỡ khó khăn bằng cách tiêu thụ sản phẩm với giá rẻ, lãi ít hoặc bán lỗ để giải phóng hàng tồn, thu hồi vốn để tái cơ cấu ngành hàng sản xuất có lợi hơn hoặc đầu tư sang lĩnh vực khác.
Những ngành có chỉ số tồn kho cao so với cùng thời điểm năm trước gồm: Sản xuất xe có động cơ tăng 37,3%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 28,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 27,4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 22%; sản xuất thiết bị điện tăng 16,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 16%; sản xuất kim loại tăng 15,6%; sản xuất trang phục tăng 15,4%.
Một số ngành có chỉ số tồn kho thấp hoặc giảm là: Sản xuất đồ uống giảm 9,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học giảm 31,5%.
Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ giá trị hàng tồn kho so với giá trị sản xuất hàng tháng của toàn ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo từ tháng 7/2012 đến tháng 2/2013 luôn ở mức cao (khoảng 69 - 93%), trong khi tỷ lệ tồn kho ở mức an toàn trong điều kiện sản xuất và tiêu thụ bình thường khoảng 65%.
Những ngành đang có tỷ lệ tồn kho cao gồm: Sản xuất xe có động cơ 147,3%, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 144,9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 142%; sản xuất và chế biến thực phẩm 103%.
Đại Dương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Đông Hà
19:52 15/12/2024Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân