Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 03/09/2012 - 14:47
(Thanh tra)- Trong bối cảnh kinh tế suy giảm, nông nghiệp và nông dân là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là sản xuất và đời sống của người nông dân ngày càng khó khăn. Giải quyết khó khăn này, không chỉ hỗ trợ an sinh mà phải có chính sách đầu tư thiết thực, căn cơ lâu dài giúp họ có thực lực để vươn lên.
Quá nhiều rủi ro
Trước đây, khi chưa thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và tài chính để kiềm chế lạm phát doanh nghiệp (DN) còn sống khỏe thì nông dân cũng dễ thở vì việc mua bán thuận lợi hơn. Nay, hàng loạt DN chế biến và xuất khẩu phá sản, số còn lại luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu đơn hàng, công suất nhà máy hoạt động cầm chừng… nên nông dân cũng bị vạ lây, sản phẩm ứ đọng, không quay vòng được vốn. Chưa kể, mọi chi phí đầu vào sản xuất của nông dân như lãi vay ngân hàng, giá các mặt hàng: Điện, xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng - con nuôi… liên tục tăng.
Lợi dụng lúc nông dân khó khăn, Nhà nước quản lý, kiểm soát lỏng lẻo, tư thương nước ngoài thông qua tư thương trong nước xuống tận nơi “làm giá cao” để “đặt hàng” thu mua nông sản. Được giá, nông dân đổ xô làm. Nhưng, chỉ một thời gian ngắn, tư thương nước ngoài ép giá xuống nên nhiều hộ ăn theo thua lỗ. Tình trạng này không những gây thiệt hại cho sản xuất và thu nhập của nông dân mà còn bất lợi cho các DN trong nước.
Trong khi đó, các ngân hàng lại “thắt tín dụng” vì sợ rủi ro, nợ cũ của các hộ nông dân chưa trả hết… nên hầu hết các hộ sản xuất đều rơi vào tình cảnh thiếu vốn để dự trữ nông sản và đầu tư sản xuất. Vì thế, khi giá thu mua nông sản trên thị trường nhích lên thì nông dân lại không còn hàng vì đã bán tháo trước đó để trả nợ ngân hàng. Cũng vì thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng, thua lỗ nên nhiều hộ nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi phải “treo ao”, “treo chuồng”.
Nhà nước có thực hiện chính sách mua lúa tạm trữ để có lợi cho nông dân, nhưng trên thực tế, chủ yếu là tư thương và DN hưởng lợi nguồn trợ giá này. Đó là chưa kể những rủi ro khác như do tình trạng nhập khẩu cả chính ngạch và nhập lậu qua đường tiểu ngạch tràn lan hàng nông sản, thực phẩm khiến nông dân càng bị thua thiệt.
Đổi mới toàn diện chính sách đầu tư phát triển
Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu nông sản trong nhiều năm gần đây đạt 22 - 23%/năm. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm thủy sản chính ngạch năm 2010 và 2011 đã đạt 15 - 20 tỷ USD, chiếm 20 - 21% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Làm ra thành quả đó, trước hết là nông dân nhưng họ lại chưa được hưởng thụ tương xứng với giá trị đó mà luôn bị thua thiệt. Đặc biệt là tình trạng khó khăn, rủi ro nhiều với sản xuất hiện nay càng làm trầm trọng hơn những bất ổn về an sinh, việc làm, thu nhập đời sống… của nông dân.
Mâu thuẫn trên, có nguyên nhân là đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân còn hạn chế; chưa gắn kết được 4 nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - DN - Nông dân. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, khung chính sách đối với hệ thống bảo trợ xã hội, nhất là cho sản xuất nông nghiệp không rõ ràng. Tác động của các chương trình đối với sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế cho dù chính sách đã được “đặt trên bàn”. Đặc biệt, chưa có chính sách hoặc biện pháp bảo trợ hiệu quả cho nông dân để đối phó với rủi ro về kinh tế.
Việt Nam đang tích cực hội nhập với kinh tế thế giới, nhưng người nông dân vẫn loay hoay tìm cách phát triển và “tự bơi” trong cơ chế thị trường là điều bất ổn. Thực tế cho thấy, dù mất mùa hay được mùa người nông dân đều thiệt bởi, khả năng đàm phán giá cả của họ rất yếu. Chưa kể, biến động giá cả do thế giới, do các nhà phân phối, các nhà xuất nhập khẩu chi phối, người nông dân không làm chủ.
Để hỗ trợ cho người nông dân phát triển sản xuất, giảm thiểu rủi ro, Nhà nước phải sớm cơ cấu lại sản xuất, sửa Luật Đất đai, hoàn thiện các chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân như phát triển hạ tầng cơ sở (giao thông, kho dự trữ và bảo quản nông sản…); hệ thống thương mại, lưu thông phân phối; chính sách thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp; tạo cơ sở pháp lý và lợi ích hợp lý để bảo đảm liên kết 4 nhà…
Cùng với cung cấp thông tin, dự báo, cần xây dựng thị trường hàng hóa, tức là bán có kỳ hạn. Qua đó, giúp người nông dân phát triển hệ thống kho bãi, bảo quản, lựa chọn thời điểm tốt nhất và có giá cả hợp lý nhất. Bên cạnh đó, cần phải sớm đưa hoạt động bảo hiểm nông nghiệp trở thành hiện thực, trên nền tảng kết hợp sự thỏa thuận giữa người nông dân, trách nhiệm và hỗ trợ của Nhà nước, cơ chế cụ thể làm việc giữa sản xuất nông nghiệp - người nông dân với công ty bảo hiểm. Đây cũng là cách tốt nhất để giảm rủi ro, hài hòa thu nhập của người nông dân.
Hà Phong
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Đông Hà
19:52 15/12/2024Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân