Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nợ “khủng” của EVN có làm tăng giá điện?

Thứ năm, 04/08/2011 - 09:48

Tại buổi họp báo chiều 3/8, lãnh đạo Bộ Công Thương đã công khai con số nợ của EVN đối với PVN và TKV gần 10 nghìn tỷ đồng. Rồi từ năm 2010 đến nay, EVN còn thua lỗ hơn 11,6 nghìn tỷ đồng. Liệu điều này có gây sức ép tăng giá điện?

Giá điện sẽ được điều chỉnh để đạt 8-9cents/kWh (ảnh minh họa)

Đây là buổi họp báo do Bộ Công Thương chủ trì để công bố Quyết định 1208/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII).

Mục tiêu của Quy hoạch điện VII nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, kết hợp với nhập khẩu năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện;

Cung cấp đầy đủ điện năng với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế-xã hội; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 khoảng 194-210 tỷ kWh; năm 2020 khoảng 330-362 tỷ kWh.

Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% năm 2010 lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, để thực hiện mục tiêu và khối lượng quy hoạch khổng lồ như được duyệt, dự kiến tổng vốn đầu tư cho toàn ngành điện đến năm 2020 khoảng 929,7 nghìn tỷ đồng (tương đương với 48,8 tỷ USD, trung bình mỗi năm cần khoảng 4,88 tỷ USD).

Và để có được khoản kinh phí như vậy thì việc tạo môi trường thu hút đầu tư là điều quan trọng, trong đó giá bán điện đóng vai trò lớn. Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, giá bán điện trong Quy hoạch điện VII phải bảo đảm thu hồi được chi phí và có mức lợi nhuận hợp lý (thành phần đầu tư tái sản xuất mở rộng) nhằm bảo đảm các doanh nghiệp ngành điện tự chủ được về tài chính.

Theo quyết định 1028, giá điện sẽ được điều chỉnh dần từng bước nhằm đạt chi phí biên dài hạn của hệ thống điện đến năm 2020, tương đương 8-9cents/kWh, bảo đảm cho ngành điện có khả năng phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống điện.

Một thông tin đáng chú ý khác tại cuộc họp báo đó là, Thứ trưởng Vượng đã công khai con số nợ của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) với Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) lên tới gần 10 nghìn tỷ đồng.

Trong khi đó, tình hình sản xuất kinh doanh của EVN lại rất khó khăn. Cụ thể là năm 2010, EVN lỗ 8185 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm nay, tập đoàn cũng đã lỗ tới 3.500 tỷ đồng…. Và giá điện hiện đang áp dụng thấp hơn so với yêu cầu để EVN hoạt động có lãi.

Chính điều đó đã khiến nhiều phóng viên đặt câu hỏi cho lãnh đạo Bộ Công Thương về việc EVN đang thua lỗ nặng và chồng chất cùng với mục tiêu điều chỉnh giá điện đến năm 2020 có gây sức ép tăng giá trong thời gian sắp tới?

Về việc này, Thứ trưởng Vượng cho hay, việc đưa giá điện lên tới 8-9cents/kWh vào năm 2020 sẽ được điều chỉnh linh hoạt nhằm bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN và kinh tế vĩ mô chung.

“Trong đó, hiện tại EVN cũng đã được phép tự điều chỉnh giá điện không quá 5% trong trường hợp có biến động chỉ số đầu vào. Cơ chế điều hành giá điện linh hoạt nhằm khuyến khich đầu tư.” – ông Vượng khẳng định.

(Theo Dân trí)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm