Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều hạn chế cần sớm được bổ sung, sửa đổi

Thứ sáu, 26/08/2011 - 09:33

(Thanh tra)- Bộ Luật Hàng hải (BLHH) năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006) ra đời đã tạo hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh về các hoạt động hàng hải. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Bộ luật này đã dần bộc lộ nhiều hạn chế.

Luật sư Ngô Khắc Lễ (Nhóm chuyên gia rà soát) cho biết, qua rà soát các tiêu chí: Tính minh bạch - Tính hợp lý - Tính thống nhất và Tính khả thi, BLHH đã có nhiều điểm bất cập. Nhóm chuyên gia đã có 11 kiến nghị bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, tại Hội nghị “Hoàn thiện Báo cáo rà roát BLHH” được tổ chức mới đây, Nhóm tiếp tục nhận được nhiều ý kiến kiến nghị bổ sung, sửa đổi Bộ luật này.

Theo quy định tại Điều 70 BLHH 2005, “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó, người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng”. Các quy định về chủ thể trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa và mối quan hệ giữa các bên (người vận chuyển, người thuê vận chuyển, chủ tàu, người gửi hàng, người giao hàng,…) chưa được thể hiện rõ ràng trong luật và các văn bản hướng dẫn bởi vây, khi xảy ra tranh chấp khó giải quyết.

Lĩnh vực này, Nhóm rà soát kiến nghị, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về các chủ thể trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển để tránh các sai sót, nhầm lẫn trong quá trình áp dụng các quy định trong BLHH.

Liên quan tới quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải tại Điều 233 BLHH, Nhóm rà soát kiến nghị, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về cách xác định giá trị bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm hàng hải, đặc biệt là giá trị bảo hiểm của tàu biển, để tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm vào giảm thiểu tác động của biến động giá trị tàu biển đối với việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Về quy định đối với doanh nghiệp (DN) vận tải biển, theo ông Nguyễn Văn Thâm, Cty TNHH Tân Tiên Phong, hiện nay, DN đang phải chịu rất nhiều loại phí cho vận tải biển do các đại lý tàu biển quy định. Giá dịch vụ này được quy định trong Điều 163 BLHH là: “Do các bên thỏa thuận”, vì vậy đã tạo cơ chế cho các đại lý tàu biển tăng giá liên tục, khiến các DN gặp rất nhiều khó khăn.

BLHH mới chỉ quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cảng vụ và giám đốc cảng vụ (Điều 66, 67), nhưng chưa có quy định về chế tài đối với những trường hợp cảng vụ không thực hiện đúng chức năng của mình, dẫn đến hiện tượng nhũng nhiễu của cảng vụ đối với các DN. Nếu không được giám đốc cảng vụ cấp phép ra, vào cảng theo đúng nhiệm vụ quy định tại Điều 67 thì DN mỗi ngày phải trả thêm những khoản tiền rất lớn cho các loại chi phí khác nhau.

"Do đó, cần quy định hệ thống giá dịch vụ đại lý tàu biển cụ thể, công khai, minh bạch và phù hợp với xu thế chung; cần có quy định cụ thể về chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm nhiệm vụ, quyền hạn của cảng vụ hàng hải", ông Thâm kiến nghị.

Giám định và thông báo về mất mát, hư hỏng hàng hoá hoặc chậm trả hàng tại khoản 2 Điều 96, theo bà Trần Thị Hải Yên, Phó trưởng Ban Pháp chế, Tổng Cty Hàng Hải Việt Nam, cần bổ sung nghĩa vụ của người nhận hàng khi có sự cố hư hỏng hàng hóa trong trường hợp có giám định thì phải thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả giám định. .

Về quy định hồ sơ đăng ký tàu biển, bà Trịnh Minh Hiền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Giao thông Vận tải cho biết, theo quy định hiện hành, việc đăng ký tàu biển chỉ được thực hiện sau khi các bên đã thực hiện xong việc bàn giao tàu. Tuy nhiên, để vận hành được tàu thì phải thực hiện việc đăng ký tàu và rất nhiều thủ tục liên quan. Trên thực tế hiện nay, để tàu có thể vận hành thì DN phải mất khoảng 1 tuần để hoàn tất các thủ tục sau khi đã nhận bàn giao tàu. Điều này ảnh hưởng lớn đến kế hoạch chạy tàu và khả năng khai thác tàu của DN. Các DN đều mong muốn được tiến hành việc đăng ký trước khi bàn giao tàu để bảo đảm sử dụng tối đa công suất của tàu.

“Để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ tàu trong việc mua tàu từ nước ngoài, theo tôi cần sửa đổi Điều 11 Nghị định 29/2009/NĐ-CP theo hướng công nhận bản sao giấy chứng nhận dung tích tàu biển, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài khi làm thủ tục đăng ký tàu biển. Đồng thời, việc đăng ký tàu biển có thể tiến hành ngay sau khi các bên ký kết hợp đồng mua tàu”, bà Hiền kiến nghị.

Các quy định về thẩm quyền và thời hiệu xử lý tranh chấp trong lĩnh vực hàng hải, các chuyên gia làm luật đều cho rằng, cần sửa đổi các quy định của BLHH về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển theo chuyến theo hướng thống nhất với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự để bảo vệ quyền lợi của DN Việt Nam. Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về các tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê tàu và cách tính thời hiệu giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê tàu…

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.

Nhật Minh

19:40 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm