Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 12/10/2018 - 10:47
Việc tạm dừng lấy đất công đối ứng cho các nhà đầu tư tại dự án BT đang khiến nhiều địa phương lo ngại ảnh hưởng tới dòng đầu tư, phát triển.
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính cũng thừa nhận việc xây dựng nghị định về thanh toán tài sản công cho nhà đầu tư BT rất khó vì liên quan nhiều quy định pháp luật khác nhau dẫn tới phải tạm dừng thanh toán.
Trong buổi họp báo chuyên đề về xử lý khoảng trống pháp lý trong việc sử dụng tài sản công để thanh toán dự án BT diễn ra tại TP. Hà Nội vào đầu tháng 10/2018, ông Nguyễn Tân Thịnh, Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính khẳng định, từ ngày 1/1/2018 các tỉnh thành trên cả nước sẽ dừng sử dụng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT chứ không phải là dừng dự án như một số tỉnh đang hiểu nhầm.
Ông Thịnh phân tích: "Luật quản lý sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Về nguyên tắc luật có hiệu lực thì văn bản quy định chi tiết phải có hiệu lực theo. Hiện tại, Chính phủ cũng đã ký ban hành 16 Nghị định và Quyết định của Thủ tướng quy định chi tiết về việc sử dụng tài sản công. Với Nghị định sử dụng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT, ngay trong quá trình xây dựng luật, Bộ Tài chính đã có dự thảo. Tờ trình dự thảo đã được bộ này hoàn thiện chưa đến một tháng sau khi Thủ tướng có quyết định về danh mục phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản chi tiết".
Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan cũng rất khẩn trương trong việc soạn thảo, trình dự thảo Nghị định. Dự thảo cũng được Thủ tướng, Phó thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo để hoàn thiện. Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ cũng đã lấy ý kiến bằng văn bản của các thành viên Chính phủ, Thường trực Chính phủ và đưa ra bàn thảo. Sau phiên họp, Chính phủ đã có Nghị quyết giao bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung cả về đầu tư, sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT.
Tuy nhiên, ông Thịnh cũng cho biết trong quá trình xây dựng dự thảo nghị định này gặp nhiều khó khăn vì liên quan nhiều vấn đề, quy định pháp luật khác nhau như: đầu tư, đất đai, đặc biệt là xác định giá trị quyền sử dụng đất để đảm bảo theo giá thị trường, tránh thất thoát. "Chính phủ rất thận trọng trong việc hoàn thiện Nghị định trước khi ban hành", ông Thịnh nói.
Ông Thịnh cho hay kể từ khi Luật Đầu tư công có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 mà dự thảo Nghị định chưa được ký ban hành, Bộ Tài chính đã biết sẽ xuất hiện khoảng trống pháp lý như hiện nay. Ngay từ tháng 1/2018, Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo Thủ tướng để xin ý kiến về việc xử lý một số nội dung, trong đó có nội dung sử dụng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư BT. Chính phủ sẽ có chỉ đạo xử lý việc này.
"Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn và lưu ý bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Bởi khi chưa có quy định về thẩm quyền sử dụng tài sản công thanh toán. Nếu thanh toán rồi mà không đúng quy định thì xử lý rất khó khăn", ông Thịnh cho biết thêm.
Địa phương mong đối thoại với Bộ Tài chính
Trên thực tế, việc luật đã có hiệu lực trong khi chưa có nghị định thi hành khiến nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng các nhà đầu tư tham gia dự án BT sẽ gặp nhiều rủi ro. Đặc biệt là việc khó nhận được bàn giao mặt bằng công trình dự án BT. Cùng với đó là việc chậm nhận được mặt bằng quỹ đất thanh toán đi kèm dự án nhất là trong trường hợp quỹ đất thanh toán chưa giải phóng mặt bằng mà nhà đầu tư đã ứng tiền cho cơ quan Nhà nước để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng. Nhưng nếu không hoàn thiện đầy đủ hành lang pháp lý, các tỉnh không làm đúng quy định thì các hợp đồng BT sẽ tạo kẽ hở để cho nhiều doanh nghiệp chuộc lợi gây thất thoát tài sản nhà nước.
Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho biết, việc dừng thanh toán quỹ đất cho các dự án BT đang gây nhiều khó khăn cho Thành phố. “Hà Nội muốn được sớm giao đất cho nhà đầu tư tại các dự án BT, dừng ngày nào thì các chủ đầu tư tính lãi ngày đó. Chúng tôi chuẩn bị đất đai rồi, nếu giao sớm ngang giá thì giảm lãi suất, tăng hiệu quả đầu tư", ông Toản nói.
Sau khi quy hoạch chi tiết 1/500 và chủ trương đầu tư dự án được phê duyệt, UBND thành phố mới quyết định giao đất để thanh toán cho công trình BT. Sau khi thanh toán tương đương giá trị công trình BT, diện tích đất còn thừa (nếu có), thành phố sẽ thu hồi lại, thực hiện quản lý theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ. Như vậy, để triển khai các dự án này, nhà đầu tư đã phải bỏ ra một lượng tiền rất lớn để thực hiện các hạng mục như đền bù, giải phóng mặt bằng, thiết kế, thi công. Việc dừng giao đất đang gây những khó khăn rất lớn cho chủ đầu tư trong công tác triển khai dự án.
Ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư TP. HCM cũng cho rằng, BT là một trong những kênh huy động nguồn lực xã hội để triển khai các dự án hạ tầng giao thông cho thành phố. Tuy nhiên, bài toán khó nhất với địa phương trong các dự án đổi đất lấy hạ tầng - BT chính là làm thế nào để thực hiện thanh toán đất cho nhà đầu tư như hoạt động chuyển nhượng đất, đấu giá đất. Vấn đề này hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, do đó địa phương không áp dụng được. Điều này đã làm ảnh hưởng đến các dự án thực hiện theo phương thức này.
"Không thể phủ nhận rằng, việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là các công trình giao thông là yêu cầu bức thiết của nhiều địa phương. Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư từ ngân sách còn khó khăn, việc đầu tư theo hình thức hợp tác công tư BT đã được Chính phủ chỉ đạo, tập trung triển khai thực hiện từ nhiều năm qua" - ông Anh nói.
Ngày 8/10/2018, ông Nguyễn Trần Quang - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình bày tỏ các lãnh đạo tỉnh nhà cũng đang nóng lòng có buổi làm việc với Bộ Tài chính về vấn đề trên để được nghe Bộ hướng dẫn trong việc thanh toán vốn đầu tư tại các dự án BT.
Việc dừng lấy quỹ đất để đối ứng cho doanh nghiệp trong các dự án BT từ đầu năm 2018 đã khiến tỉnh Quảng Bình và doanh nghiệp bị lâm vào thế khó. Với những dự án đã ký kết với nhà đầu tư trước đó có điều khoản lấy quỹ đất để thanh toán bây giờ không biết phải làm thế nào? Nếu kéo dài tình trạng này sợ ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Bình. Tại các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam... cũng đang ở trong tình cảnh tương tự nhưng chưa được làm việc với Bộ Tài chính để có hướng dẫn cụ thể.
Theo Văn Khang (Báo Đất Việt)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.
Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…
TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang