Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội đã quyết làm BT thì cứ làm, không ngăn được...

Thứ bảy, 11/08/2018 - 18:35

Quyết định nào đưa ra cũng không thể ngăn được các việc đã được triển khai, Hà Nội đã quyết định thì cứ làm, chứ không ngăn được.

Điều tiên quyết là minh bạch

PV:- Trong điều kiện thiếu vốn mà nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn đang rất cao như Việt Nam, nếu không chấp nhận hình thức đầu tư BT để thay thế thì có huy động đủ vốn hay không? Theo ông, để dẹp hết những tiêu cực của hình thức đầu tư BT, chúng ta cần làm gì thay vì cấm triển khai áp dụng như hiện nay?

TS Phạm Sỹ Liêm: - Phải khẳng định chắc chắn một điều ngoài hình thức đầu tư BT thì còn có nhiều hình thức đầu tư khác có thể áp dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng nó là chủ trương đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng và thành công, rất hợp với Việt Nam, tận dụng được lợi thế, giá trị của đất đai.

Thế nhưng, để hết tiêu cực điều tiên quyết là phải minh bạch trong đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất và phải được thực hiện đồng bộ từ trên xuống dưới, từ khâu nhỏ nhất.

Thứ nhất, dù bất cứ công trình nào đều phải đấu giá công khai, đấu thầu rộng rãi trong nước, hoặc đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với các dự án hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng giao thông; chỉnh trang, phát triển đô thị theo phương thức xã hội hóa đầu tư, dưới hình thức PPP, trong đó có các dự án BT, BOT, kể cả đất vàng.

Từ đó chọn chủ đầu tư dựa theo giá chủ đầu tư đưa ra, năng lực phù hợp, còn chủ đầu tư chọn đơn vị nào làm nhà thầu đó là việc của họ.

Thứ hai, cần tuân theo các cơ chế vốn có, một là cơ chế giá cả và mọi sự trao đổi thỏa thuận giữa đôi bên theo giá cả đó; hai là cơ chế cung cầu. Cung ít cầu nhiều thì giá sẽ tăng, cung nhiều cầu ít thì giá sẽ hạ; ba là cơ chế cạnh tranh. Nhiều người cùng xúm vào một hoạt động thì giá cả sẽ thay đổi.

Theo tôi bản thân chủ trương BT không sai, nhưng nên dùng từ huy động nguồn lực đất đai để phát triển hạ tầng sẽ hợp lý hơn.

PV:- Trở về với trường hợp cụ thể ở Hà Nội, đã quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án về hạ tầng giao thông theo hình thức BT, thanh toán bằng quỹ đất, nếu phải áp dụng yêu cầu trên của Bộ Tài chính từ 1/1/2018 thì có hợp lý hay không?

TS Phạm Sỹ Liêm: - Quyết định nào đưa ra cũng không thể ngăn được các việc đã được triển khai, Hà Nội đã quyết định thì cứ làm, chứ không ngăn được. Hơn nữa, Bộ Tài chính cấm nhưng chưa chỉ ra cần làm thế nào sẽ không thuyết phục được. Thực tế Hà Nội nên căn cứ tình hình thực tế triển khai của 5 dự án, dự án nào triển khai ở mức nhất định không dừng lại được nếu cần thì xin ý kiến Chính phủ cho làm tiếp, còn dự án mới làm thì dừng lại vẫn được, để đợi Nghị định mới.

PV: Xin cảm ơn TS đã chia sẻ với Đất Việt!

Châu An/Đất Việt

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ha-noi-da-quyet-lam-bt-thi-cu-lam-khong-ngan-duoc-3363458/?paged=2

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm