Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mô hình nghệ nhân kết hợp với doanh nghiệp

Thứ năm, 04/08/2011 - 08:11

(Thanh tra)- Không chỉ đào tạo nghề ở các làng nghề truyền thống, nhiều nghệ nhân làng nghề kết hợp với doanh nghiệp còn sáng tạo, đề xuất ra hướng đào tạo nghề mới cho các lao động nông thôn ở nhiều địa phương khác nhau. Câu chuyện ở Hà Nội, Nam Định và Đồng Nai đã bước đầu chứng minh đào nghề mới cho lao động nông thôn là một hướng đi hiệu quả, tạo cơ sở quan trọng để xây dựng các làng nghề mới.

Cần đầu tư đồng bộ, có bài bản để xây dựng nghề mới.

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Thịnh, làng nghề đúc đồng Đại Bái cho biết, những năm gần đây, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xã hội phát triển không ngừng, đời sống dân sinh, dân trí ngày càng cao kéo theo nhu cầu sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng nhiều. Hầu hết các sản phẩm dùng trong lĩnh vực tâm linh, trang trí nội thất bằng đồng hiện nay đều nhập ngoại, trong khi đó, cả nước chỉ có 2 - 3 làng nghề truyền thống ở lĩnh vực này như Đại Bái (Bắc Ninh); Đồng Sâm (Thái Bình), Ý Yên (Nam Định) và một số cơ sở nhỏ ở một số địa phương khác… chưa đáp ứng được nhu cầu.

Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng đồng ngày càng cao, cộng với việc trong nước còn khá ít địa phương giữ nghề trong lĩnh vực này, nghệ nhân Thỉnh và các cộng sự cùng một số doanh nghiệp đã có ý tưởng dạy nghề mới kết hợp với tổ chức việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương.

Được sự nhất trí của Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội) và Hiệp hội làng nghề Việt Nam, mô hình thí điểm dạy nghề mới ở Long Biên (Hà Nội); Giao Thủy (Nam Định) và Định Quán (Đồng Nai) đã được thực hiện. Theo đó, từ cuối năm 2010, đầu năm 2011, tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội, một lớp nghề mới bao gồm các nghề: Đúc đồng, gò thúc tranh đồng và chạm khảm tam khí với sự tham gia của 21 học viên.

Đại diện Cty TNHH Phú Mỹ Lộc (doanh nghiệp tham gia vào mô hình thí điểm đào tạo nghề mới) chia sẻ, các học viên được đào tạo trong 3 tháng theo chương trình được Tổng cục Dạy nghề duyệt. Phương pháp dạy nghề được đổi mới - dạy lý thuyết trên lớp kết hợp với dạy trực tiếp trên bàn thực hành. Từ khâu chuẩn bị mẫu, nguyên liệu, vật tư, dụng cụ dạy nghề đến các tính chất cơ - lý hóa của nguyên liệu, quá trình gia công sản phẩm… được các nghệ nhân, thợ giỏi trực tiếp hướng dẫn học viên một cách cụ thể, linh hoạt. Tiếp đó, sau mỗi tuần học, học viên được kiểm tra kiến thức, kỹ năng nghề. Sau 1 tháng khai giảng, hầu hết các học viên đã được trực tiếp thực hành trên các sản phẩm của Cty. Một số đã làm được sản phẩm gò thúc tranh đồng mỹ nghệ đơn giản.

Cũng với cách đào tạo tương tự, mới đây, lớp nghề mới đúc dát đồng mỹ nghệ tại Giao Thủy (Nam Định) đã được bế giảng và cấp chứng chỉ cho hàng chục học viên là lao động nông thôn. Kết quả, tất cả học viên từ chỗ chưa biết và chưa có khái niệm về nghề đã nắm vững lý thuyết, kỹ năng thực hành, tự tay làm được một số sản phẩm mỹ nghệ dự thi cuối khóa và hầu hết đều đạt loại khá về kỹ năng. Cùng với đó, phía Cty Phú Mỹ Lộc đã ứng gần 100 triệu đồng đầu tư nguyên liệu, vật tư để các học viên về địa phương sản xuất gia công ngay, áp dụng những kiến thức vừa được học.

“Đây là một kết quả hết sức khả quan, đánh giá sự cố gắng, nỗ lực của địa phương và đơn vị đào tạo. Vì vậy, sau các khóa học, chúng tôi đã ký hợp đồng tuyển dụng, bao tiêu sản phẩm trong thời gian 3 năm với tất cả học viên được đào tạo. Và tiếp tục cử giáo viên, thợ giỏi vào Đồng Nai để hỗ trợ công tác đào tạo tại Trung tâm dạy nghề Định Quán. Sau đó, chuẩn bị cho việc tuyển sinh và mở thêm các lớp đào tạo nghề mới ở các địa phương khác”, lãnh đạo Cty Phú Mỹ Lộc khẳng định.

Theo nghệ nhân Nguyễn Tấn Thịnh, qua triển khai mô hình thí điểm cho thấy, theo định hướng xây dựng làng nghề mới cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; tập trung đầu tư trang thiết bị, máy móc; cử người phối hợp tham gia tổ chức, quản lý, tuyển sinh, đào tạo, sản xuất khai thác tiềm năng và tiêu thụ sản phẩm ngay tại địa phương. Như vậy, mới khai thác tối đa hiệu quả của việc đào tạo nghề mới cho địa phương. Bởi, số học viên được đào tạo là những hạt nhân mà sau đó địa phương phải có kế hoạch tiếp tục đào tạo nâng cao, sử dụng vào những kế hoạch riêng phù hợp.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các đơn vị đào tạo trong việc huy động vốn, tiêu thụ sản phẩm; từng bước xây dựng thành công các làng nghề mới.

Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024
Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.

Trần Quý

18:29 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm