Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 12/07/2012 - 18:38
(Thanh tra) - Thủy điện vừa và nhỏ đang đóng một vai trò khá quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do quy hoạch, đầu tư xây dựng cũng như những chế tài chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến phát sinh nhiều bất cập.
Quang cảnh Diễn đàn
Bà Phạm Thị Thu Hằng - Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, tính đến nay, cả nước có hơn 200 dự án (D.A) thuỷ điện vừa và nhỏ với tổng công suất 4.067 MW đăng ký đầu tư. Nếu được đầu tư thích đáng, thuỷ điện nhỏ không chỉ tạo thu nhập cho người dân, giải quyết nhu cầu năng lượng ở quy mô gia đình và cộng đồng nhỏ vùng trung du miền núi mà còn góp phần bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt cho Nhà nước. Việc xây dựng các công trình thủy điện còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các khu vực này. Riêng sản lượng điện năm 2011 phát ra từ các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ đạt mức 7,845 tỉ KWH, chiếm 19% tổng lượng điện phát ra từ nguồn thuỷ điện, chiếm trên 7% sản lượng điện toàn hệ thống và đạt khoảng 45% trữ năng kinh tế của thuỷ điện vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, trong chu trình quy hoạch - đầu tư - sản xuất - bán điện, do những bất cập về chính sách trong quản lý thuế tài nguyên nước và trong cách tính giá điện thương phẩm, kết nối… đang làm cản trở sự phát triển của các D.A thủy điện vừa và nhỏ.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ ở nước ta là rất lớn. Vấn đề là đầu tư phát triển các D.A như thế nào để đạt hiệu quả về kinh tế cũng như bảo vệ môi trường.
Với mong muốn phát triển thủy điện nhỏ hiệu quả, bền vững, Diễn đàn “Phát triển thủy điện nhỏ - Kiến nghị từ doanh nghiệp” do VCCI, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức ngày 12/7 đã nhận được nhiều ý kiến kiến nghị xác đáng.
Ông Nguyễn Đức Đạt - Hiệp hội Năng lượng Việt Nam khuyến cáo các chủ đầu tư cần xem xét một cách kỹ lưỡng trước lúc đưa ra quyết định đầu tư do “đặc thù” của các D.A thuỷ điện vừa và nhỏ. Xét về mặt phát triển xã hội, xây dựng các D.A thuỷ điện vừa và nhỏ sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của những vùng sâu, vùng xa. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ. Đầu tư phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ phải gắn liền với bảo vệ môi trường, nên chăng cần phải có quy định mức tối đa diện tích rừng bị phá cho từng loại D.A thuỷ điện và quy định cơ quan cấp phép tương ứng - ông Đạt đặt vấn đề.
Để bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư thuỷ điện vừa và nhỏ trong bối cảnh suất đầu tư cao (từ 25 - 30 tỷ đồng/1MW, chưa kể tiền đầu tư đường dây truyền tải đến điểm đấu nối với lưới điện quốc gia) nhưng giá bán điện cho nhà phân phối thấp (từ 800 - 900 đồng/KW), ông Vũ Ngọc Cừ - Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai kiến nghị cần sớm ban hành khung giá mua điện hợp lý để giảm bớt những khó khăn cho các nhà đầu tư thuỷ điện vừa và nhỏ; đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp lưới điện 220 kV và 110 kV có đủ khả năng truyền tải điện từ các D.A thuỷ điện khi đã hoàn thành; tạo điều kiện cho doanh nghiệp thủy điện nhỏ tiếp cận nguồn; có cơ chế riêng đối với các khoản vay của các doanh nghiệp thủy điện nhỏ tại các vùng nông thôn, miền núi.
Về việc quy định các D.A có công suất từ 30 MW trở lên mới được tham gia thị trường, theo ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam là chưa sát với thực tế vì hiện có rất nhiều nhà máy có công suất dưới 30 MW. Nên chăng cần hạ tiêu chí xuống để các D.A thủy điện nhỏ có công suất 10 MW cũng được tham gia sự tham gia thị trường.
Để có thị trường điện minh bạch, theo ông Ngãi, ngành Điện phải làm đồng thời 2 việc khi tăng giá điện, đó là: Cải tạo lại biểu giá điện (có nghĩa là cấu trúc lại biểu giá) và định giá theo thời gian sử dụng: Tái cấu trúc và cải tổ ngành Điện.
Bài, ảnh: Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà