Theo dõi Báo Thanh tra trên
Vũ Linh
Chủ nhật, 23/06/2024 - 16:55
(Thanh tra) - Sáng 23/6, tại thành phố Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trao quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Vũ Linh
Phát biểu tại hội nghị, ông Võ Ngọc Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tỉnh Lâm Đồng luôn nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng cũng như tập trung cao cho công tác xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hồ sơ quy hoạch tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến của các bộ, ngành Trung ương, đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh thống nhất; UBND tỉnh tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học để lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học và cộng đồng dân cư, các tổ chức và cá nhân theo quy định. Đến nay, quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã hoàn thành và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 29/12/2023.
Theo quyết định phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2030, Lâm Đồng sẽ trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện của cả nước; xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á, là trung tâm giáo dục, đổi mới, sáng tạo.
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao.
Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, hữu cơ, hướng đến hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn; trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế. Phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, logistics dựa trên nền tảng số, chất lượng cao và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
Ưu tiên phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm và các sản phẩm từ nhôm; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn; phát triển không gian đô thị hiệu quả, bền vững, hình thành các vùng kinh tế động lực, các trung tâm kinh tế, phát triển đô thị mới gắn với động lực, tiềm năng, thế mạnh từng vùng với tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững; bảo đảm tính tầng bậc, liên tục, thống nhất, đầy đủ, tích hợp của hệ thống quy hoạch…
Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lâm Đồng đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống.
Theo quy hoạch này, toàn tỉnh Lâm Đồng sẽ có 227 dự án ưu tiên. Trong đó, có 36 dự án lĩnh vực giao thông vận tải, 11 dự án công nghiệp, 34 dự án văn hóa, thể thao và du lịch; 36 dự án lĩnh vực y tế; 20 dự án thương mại, dịch vụ; 62 dự án khu dân cư, đô thị; 12 dự án phát triển nông nghiệp… Một số dự án trọng tâm, trọng điểm gồm khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng, cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, cao tốc Nha Trang - Liên Khương, nâng cấp mở rộng Cảng Hàng không Liên Khương, tổ hợp nhà máy tuyển bauxit và chế biến Alumin, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt, cảng cạn tại huyện Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc…
Tại hội nghị, đại diện 1 số doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài như: Tập đoàn TH, Công ty TNHH Sợi Đà Lạt, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả… đã nêu các ý kiến đề xuất với tỉnh Lâm Đồng, đồng thời mong muốn sẽ tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Theo ông Võ Ngọc Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, để thực hiện thành công các mục tiêu quy hoạch tỉnh, thời gian tới, tỉnh Lâm Đồng sẽ tiếp tục hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách; quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Trong đó, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.
Đồng thời, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Nhà nước, tư nhân và xã hội để đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tiếp tục tập trung thu hút đầu tư.
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định luôn mở rộng cửa để chào đón các nhà đầu tư và cam kết đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong khuôn khổ pháp luật cho phép để các doanh nghiệp thực hiện thành công các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh và phát triển thịnh vượng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ một doanh nghiệp địa phương, chỉ sau 8 năm, Công ty CP Xây dựng hạ tầng Đại Phong đã phát triển thần tốc thành một trong những nhà thầu lớn trong lĩnh vực xây lắp. Nhưng quá trình phát triển thần tốc của doanh nghiệp này đặt ra không ít câu hỏi về năng lực.
Công Thắng - Thành Nam
07:48 22/11/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mới đây vừa công bố gia tăng thêm quyền lợi cho gói sản phẩm chi lương dành cho doanh nghiệp, biến sản phẩm của ngân hàng này trở thành lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường.
Công Thắng - Bạch Vân
21:33 21/11/2024Hoàng Nam
20:17 21/11/2024Kim Thành
19:49 21/11/2024Thu Huyền
19:42 21/11/2024Thái Hải
Công Thắng - Thành Nam
Thái Hải
LA
Phương Anh
Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh