Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lãi suất huy động USD bắt đầu nóng

Thứ hai, 17/01/2011 - 21:44

(Thanh tra)- Càng vào những ngày cận tết, việc nâng lãi suất huy động USD của các ngân hàng (NH) càng có xu hướng mở rộng, một phần cũng do nhu cầu cay USD của doanh nghiệp (DN) tăng trưor lại. Nhưng, đằng sau việc tăng "Nóng" lãi suất USD có thể dẫn đến thiết lập một mặt bằng lãi suất mới và rủi ro khó lường.

Cung - cầu vốn đều tăng  


Cuối tuần qua, NH Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank) quyết định tăng lãi suất huy động USD cho tất cả các kỳ hạn gửi từ 1 - 36 tháng. Các mức tăng khá mạnh, có từ 0,9% - 1,3%/năm tùy từng kỳ hạn gửi. Với mức điều chỉnh trên, lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn 6 tháng của VietBank đã lên tới 5,9%/năm; lãi suất tiền gửi cao nhất là 6%/năm dành cho sản phẩm lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán lãnh lãi cuối kỳ, kỳ hạn 12 tháng. Mốc 6%/năm của NH này cũng là điểm cao nhất trên thị trường theo biểu niêm yết của các NH cùng thời điểm. Trước đó, từ đầu tháng 1/2011, SeABank và một số NH cổ phần khác đã đưa lãi suất huy động USD lên mức 5,3 -  6%/năm. Qua đợt điều chỉnh này, lãi suất huy động USD phổ biến từ 4,9 - 5,5%, cá biệt một số trường hợp có từ 5,6 - 6%/năm. Mặt bằng chung lãi suất USD hiện vẫn chưa có thay đổi lớn so với cuối năm 2010, nhưng việc điều chỉnh đang có xu hướng mở rộng.


Lý giải của các NH cho rằng, việc điều chỉnh tăng lãi suất USD trong thời gian này nhằm thu hút người gửi tiền, cạnh tranh thị phần huy động, nhất là thời điểm cận Tết nguồn kiều hối nhiều, việc tăng lãi suất tiền gửi nhằm đón đầu dòng ngoại tệ này. Song, mục tiêu chính của việc tăng lãi suất huy động USD nhằm đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ của các DN đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại. Một lý do khác, theo các chuyên gia có thể tính đến là khi cửa tăng lãi suất huy động bằng VND bị chốt trần 14%/năm, huy động vàng gặp trở ngại ở quy định hạn chế quy đổi và cho vay ra áp dụng mới đây, yêu cầu cải thiện tốc độ huy động được tập trung nguồn vốn bằng USD, nhất là với những trường hợp cần bảo đảm các cân đối trong hoạt động.


Với mặt bằng lãi suất đầu vào USD 5 - 6%/năm, lãi suất cho vay ở các NH dao động ở mức 7 - 8%/năm. Đại diện một số NH giải thích, chênh lệch lãi suất giữa vay tiền đồng và USD trên 10%/năm, nếu tỷ giá và lãi suất trong năm biến động không quá 10%/năm, DN vay USD có lợi hơn vay tiền đồng. Hiện, các DN đang rất cần ngoại tệ để thanh toán hàng hóa nhập khẩu dịp cuối năm, nên dư nợ tín dụng USD thanh toán tăng mạnh trong 2 tháng trước Tết. Đặc biệt, các DN xuất khẩu có nguồn ngoại tệ thu về trong tương lai chỉ vay ngoại tệ thay vì vay VND. Các NH hiện cũng đang ưu tiên tín dụng ngoại tệ cho các đối tượng khách hàng này.

Dễ tác động ngược

Theo các chuyên gia NH, cuộc đua lãi suất huy động USD đã đẩy lãi suất huy động USD cao gấp 10 lần so với thế giới. Hiện, lãi suất huy động USD kỳ hạn 3 tháng ở thị trường quốc tế từ 0,25 - 0,35%/năm. Điều này có thể giúp các NH trong nước hút được vốn tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài đổ vào. Tuy nhiên, việc này lại đang đẩy tình trạng USD hóa ở Việt Nam tăng cao, đồng thời áp lực lên tỷ giá trong tương lai cũng không nhỏ. Dù mức lãi suất cho vay USD hiện nay DN có thể chấp nhận được, do thực tế nhu cầu vay vốn vẫn cao, nhưng nỗi lo về biến động tỷ giá. Sự biến động của USD cuối năm 2008 khi giá USD có lúc đạt mức 20.000 đồng/USD đã trở thành bài học đắt giá với không chỉ DN, mà cả nhóm nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường ngoại tệ. Thực tế các nhà đầu tư tính toán nếu cộng lãi suất huy động 5 - 6%/năm với sự điều chỉnh tỷ giá trong năm (thường từ 4 - 5%/năm), giữ USD có lợi hơn tiền đồng.


Để hạn chế cuộc đua tăng nóng lãi suất USD, NH Nhà nước cần có quy định trần lãi suất huy động USD đối với khách hàng cá nhân, thay vì chỉ áp dụng với khách hàng DN như hiện nay. Nếu tiếp tục tăng lãi suất USD, các NH sẽ tự gây khó cho mình khi khách hàng có xu hướng thích đầu cơ giữ USD hơn là tiền đồng, nhất là khi giá vàng vẫn có xu hướng tăng cao, xuất hiện tâm lý sợ mất giá tiền đồng.

 Hằng Thanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm