Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiến nghị với Luật Thuế: Khoan sức dân & tạo lập an sinh

Chủ nhật, 27/03/2011 - 17:55

(Thanh tra) - Đã có những khiến nghị sửa đổi một số nội dung của các Nghị định 123/2008/NĐ-CP và 124/2008/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành các Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thêm những thuận lợi mới hơn, phù hợp hơn với thực tế kinh doanh và hoạt động sản xuất hiện nay.

Khoan sức dân là hàng đầu

Luật sư Nguyễn Đức Nghĩa, TGĐ. Công ty CP Tư vấn thương mại Độc Lập, TP. Hồ Chí Minh cho rằng, theo quy định tại Thông tư 130/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính “phần chi trang phục bằng hiện vật cho NLĐ không có hoá đơn, phần chi trang phục bằng hiện vật cho NLĐ vượt quá 1,5 triệu đồng/người/năm, phần chi trang phục cho NLĐ vượt quá 1 triệu đồng/người/năm…” thuộc đối tượng không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Quy định này theo ông Nghĩa là chưa phù hợp và thiếu khả thi. Ông Nghĩa cho rằng trong điều kiện lạm phát tăng cao, giá cả biến đổi không ngừng như hiện nay thì không nên qui ra tiền và hiện vật mà chỉ nên quy định chẳng hạn mức chi trang phục bằng 2 lần mức lương tối thiểu trở lên thì không được trừ khi tính thuế, như vậy sẽ hợp lý hơn.

Ý kiến khác là nên sửa đổi thu nhập không chịu thuế đối với tiền ăn, phụ cấp trang phục, tiền thuốc men của người lao động (NLĐ)... Phó Tổng thư ký Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Nguyễn Doãn Thắng cho biết, vấn đề xác định thu nhập tính thuế đối với đánh giá chênh lệch tỷ giá được quy định ở nhiều văn bản liên quan nhưng chưa đồng bộ, không thống nhất. Vì thế vừa khó hiểu vừa gây khó khăn cho DN trong quá trình thực hiện.

Theo ông Thắng, quy định thu nhập từ chênh lệch tỷ giá gửi nội tại trong một ngân hàng không có nghiệp vụ thanh toán, được xem là khoản thu nhập khác để tính thuế và phải nộp Thuế TNDN theo số kê khai là chưa hợp lý. Vì đây chỉ là sự điều chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác, tại thời điểm này DN chưa thu về khoản lợi nào cả.

Người giàu thì ngày càng giàu hơn vì chi phí được khấu trừ thuế, người nghèo thì phải chịu toàn bộ chi phí vì không có công ty để gánh khấu trừ.

Luật sư Phan Thông Anh, Giám đốc Công ty luật Hợp Danh Việt Nam cho rằng, định mức 450.000 đồng/tháng tiền ăn giữa ca cần phải thay đổi theo phương thức lấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI), hoặc căn cứ vào đơn giá mức lương tối thiểu để tính toán cho phù hợp và theo kịp sự mất giá của đồng tiền hiện nay. Theo đó, cũng cần xem xét thêm về mức sàn và mức trần đối với các quy định về tiền ăn trưa, tiền chi cho trang phục của công nhân hàng năm. Vì hiện nay các văn bản pháp luật về thuế vô hình trung đi ngược lại với nguyên tắc của Luật Lao động là ưu tiên những quy định có lợi cho NLĐ. “Nếu có mức sàn và mức trần thì sẽ tạo điều kiện cho các DN có qui mô lớn, lợi nhuận hàng năm cao có thể được phép chi thêm cho NLĐ về các khoản ăn trưa, trang phục làm việc mà không sợ phải tính vào các khoản chi không được trừ khi nộp thuế” ông Phan Thông Anh nói.

Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty TNHH Minh Đăng Quang (TP. Hồ Chí Minh) cũng cho rằng, Luật Thuế TNDN và Nghị định 124/2008/NĐ-CP đã quy định là không khống chế mức tiền ăn trưa và tiền trang phục cho NLĐ. Do vậy qui định tại Mục 2.6 Phần IV Thông tư 130/2008/TT-BTC về mức chi cho trang phục của NLĐ hàng năm cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp. Cụ thể, trước khi thông qua Luật Thuế TNDN (ngày 03/06/2008), Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã có báo cáo số 131 gửi các Đại biểu Quốc hội, thống nhất bỏ quy định về khống chế mức tiền ăn trưa giữa ca và tiền trang phục tại Điều 9 của Dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi. Do vậy Bộ Tài chính cần xem xét sửa đổi điều khoản liên quan tới các định mức này trong Thông tư 130/2008/TT-BTC là hợp lý.
Theo ông Xoa, tại Khoản 5 Điều 3 của Nghị định 123/2008/NĐ-CP cần bổ sung thêm các chi phí cho thuốc chữa bệnh và phẫu thuật để chữa bệnh vào nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT vì theo quy định của Luật Khám chữa bệnh đã được Quốc hội thông qua năm 2009 thì chi phí chữa bệnh, bao gồm cả các khoản chi dành cho thuốc và phẫu thuật, không chỉ có “vận chuyển, xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh” như qui định của Nghị định 123/2008/NĐ-CP.

Kẽ hở mất công bằng


Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ nhiệm CLB các DN XNK tỉnh Đồng Nai cho rằng, hiện nay do quy định tại Điểm 2a Điều 8 Nghị định 123/2008/NĐ-CP cho phép áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT đối với các cơ sở kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ nên nhiều DN dựa vào đó để né thuế và tạo lợi thế cạnh tranh không lành mạnh.

Chẳng hạn, một DN nếu có hàng hoá đầu vào không có hoá đơn thì sẽ tránh được 10% thuế GTGT, như vậy sản phẩm họ bán ra sẽ rẻ hơn so với các DN khác kinh doanh cùng mặt hàng mà có đầy đủ hoá đơn chứng từ. Việc làm này vừa khiến Nhà nước thất thu ngân sách vừa tạo bất bình đẳng giữa các DN. Vì vậy, ông Tuấn cho rằng nên có quy định và kiểm soát chặt chẽ hơn việc thu thuế trên GTGT hoặc quy định tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn.  

Liên quan đến hoá đơn chứng từ, luật sư Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng, thực tế hiện nay việc xác định khoản chi phí nào phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, khoản chi nào phục vụ hoạt động  riêng tư, cá nhân là rất khó khăn. Để có đủ hoá đơn chứng từ, nhiều DN tìm đủ mọi cách để sưu tầm hoá đơn. Có những trường hợp DN khuyến khích nhân viên mua hàng cho gia đình nhưng lấy chứng từ cho công ty để hợp thức hoá các khoản chi đáng ra phải chịu thuế. “Thực tế có thể thấy rất nhiều xe phục vụ cá nhân lãnh đạo và người nhà lãnh đạo, có trường hợp chỉ chuyên phục vụ vợ con lãnh đạo đi chợ, đi học (nhưng) kế toán có dám cho là xe đó không sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị (hay không)?” ông Nghĩa nói.

Cũng theo ông Nghĩa, khi tiến hành soạn thảo hoặc sửa đổi các văn bản luật, các cơ quan chức năng cần tính đến sự đồng bộ giữa các Luật với nhau. Chẳng hạn, trong khi Luật Thuế TNDN có giảm trừ chi phí thì việc giảm trừ chi phí của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khá khó khăn. Vì thế, hiện nay xuất hiện xu hướng chuyển chi phí từ thuế TNCN sang thuế TNDN bằng cách mua tài sản đứng tên DN. Điều đó tạo ra hệ quả, người giàu thì ngày càng giàu hơn vì chi phí được khấu trừ thuế, người nghèo thì phải chịu toàn bộ chi phí vì không có công ty để gánh khấu trừ.

Mai Ca

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm