Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 01/09/2011 - 13:31
(Thanh tra)- Chính sách ưu đãi đầu tư đang bộc lộ nhiều điểm hạn chế dẫn đến việc thu hút, triển khai các dự án chưa hiệu quả. Để khắc phục những hạn chế đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã đề xuất với Bộ Tài chính về việc tháo gỡ những vướng mắc trong ưu đãi đầu tư.
Chính sách ưu đãi đầu tư còn hạn chế dẫn đến thu hút, triển khai các dự án đầu tư chưa thực sự hiệu quả
Ưu đãi thuế: Chưa đến được nơi cần đến
Theo quy định hiện hành, chỉ có một số lĩnh vực được hưởng thuế suất ưu đãi ở mức cao nhất gồm: Công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đầu tư phát triển nhà máy nước, điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga; một số công trình hạ tầng khác và sản xuất sản phẩm phần mềm.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Bộ KH&ĐT, các lĩnh vực ưu đãi đầu tư chưa bao quát hết các lĩnh vực mà Việt Nam đang tập trung khuyến khích đầu tư, chẳng hạn như: Công nghiệp hỗ trợ, phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Thực tế cho thấy, gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về các đối tượng được hưởng ưu đãi, như 62 huyện nghèo, các đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) theo Nghị định 53/2010/NĐ-CP... Tuy nhiên, có vẻ như, mỗi danh mục lại để phục vụ một mục đích ưu đãi khác nhau, chứ chưa có một danh mục dùng chung.
Chính vì vậy, một số văn bản mới đây liên quan đến các lĩnh vực này đã đưa ra các ưu đãi mới, dẫn đến sự chồng chéo, gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý Nhà nước lẫn DN khi áp dụng.
Trong khi đó, các mức ưu đãi hiện hành chưa quy định cụ thể tiêu chí, điều kiện được hưởng ưu đãi (như quy mô vốn, sản phẩm, công nghệ áp dụng…), dẫn đến việc ưu đãi chưa đến được các loại dự án thực sự cần được khuyến khích.
Danh mục khuyến khích đầu tư chưa rõ ràng
Dự án Luật Đầu tư do Bộ KH&ĐT soạn thảo và Chính phủ trình Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các bộ, ngành lại soạn thảo các nghị định hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực của mình một cách “độc lập” nên khiến hệ thống pháp luật về ưu đãi đầu tư hiện nay trở nên thiếu đồng bộ, gây khó khăn trong việc áp dụng và làm giảm hiệu quả của chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.
Một trong những trường hợp điển hình là ưu đãi đối với dự án đầu tư trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp).
Theo quy định trong Nghị định 108/2006/NĐ-CP và Nghị định 29/2008/NĐ-CP ban hành năm 2008, các khu công nghiệp được hưởng mức ưu đãi đầu tư áp dụng cho địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành về thuế thu nhập DN, các DN đầu tư vào các khu công nghiệp này hiện nay lại không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập DN theo địa bàn khó khăn. Tương tự, các DN cũng không được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo địa bàn khó khăn do Nghị định 87/2010/NĐ-CP ban hành năm 2010 không cho phép áp dụng điều này.
Hệ lụy của việc chính sách thuế không thống nhất là không định hướng được các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, gây lãng phí lớn về nguồn lực cũng như “làm khó” các địa phương và DN phát triển hạ tầng khu công nghiệp.
Theo các chuyên gia của Bộ KH&ĐT, đã đến lúc cần ban hành một nghị định về Danh mục lĩnh vực và địa bàn đầu tư để áp dụng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư chung, trong đó có các ưu đãi về thuế. Hiện tại, về cơ bản Bộ Tài chính đã đồng ý với đề xuất này của Bộ KH&ĐT và Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư đang được các cơ quan này cùng phối hợp soạn thảo để trình duyệt trong thời gian sớm nhất.
Bài, ảnh: Quý - Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công ty Cổ phần Công nghệ Hải Nam Tech bị cấm thầu 3 năm tại thành phố Hải Phòng do có hành vi gian lận khi kê khai nhân sự trong hồ sơ mời thầu.
Đông Hà
19:52 15/12/2024(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính