Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 19/10/2011 - 21:35
(Thanh tra)- Đó là câu hỏi được đặt ra tại Hội thảo “Triển vọng kinh tế thế giới và chính sách ứng phó của Việt Nam” do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Theo ông Deepak Mishra, chuyên gia Kinh tế Trưởng của WB tại Việt Nam, môi trường kinh tế toàn cầu đang có những biến động khó lường. Những vấn đề của các nước phát triển đã lan rộng sang các nước đang phát triển, nguy cơ sụt giảm kinh tế toàn cầu đang ngày càng hiện hữu. Hiện tại, các nước đang phát triển dễ bị tổn thương hơn so với năm 2008 và những tổn thương này lại không dễ nhận thấy.
Còn TS. Trần Đình Thiên, Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, kinh tế thế giới năm 2012 khó khăn hơn. Bởi, các dự báo đều thống nhất về triển vọng u ám, thậm chí tồi tệ hơn nhiều so với năm 2011. Có ý kiến cho rằng, năm 2012 là “đêm trước của khủng hoảng”. Thực lực kinh tế Việt Nam bước vào năm 2012 theo dự báo, có xu hướng giảm tốc tăng trưởng, lạm phát cao, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách nặng nề, đồng tiền yếu kém. Với những nhược điểm trên, TS. Trần Đình Thiên nhận định, cơ sở cho tăng trưởng GDP năm 2012 nhìn chung là yếu hơn so với các năm trước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh cho hay, suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh tới Việt Nam đặc biệt từ năm 2008 đến nay. Mặc dù đã triển khai nhiều chính sách ứng phó, nhưng kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn như: Lạm phát cao, lãi suất cao gây khó khăn cho doanh nghiệp, tỷ giá chưa ổn định… Trước tình hình đó, Chính phủ đã lựa chọn và trình hội nghị Trung ương và Quốc hội các chỉ tiêu và giải pháp mới. Thay vì tăng trưởng cao, Chính phủ sẽ ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ tiêu tăng trưởng GDP do Đại hội Đảng XI đưa ra là 7 - 7,5%/năm bình quân, nhưng tới đây Chính phủ sẽ trình Quốc hội, năm 2012 chỉ đặt ra 6 - 6,5%. Để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP này, Chính phủ sẽ đề ra các giải pháp phù hợp với hoàn cảnh kinh tế thế giới và trong nước. Theo đó, cần thiết phải tái cơ cấu hoạt động doanh nghiệp, trong đó, tập trung vào doanh nghiệp Nhà nước, nhất là các tập đoàn và tổng công ty; đồng thời tái cơ cấu thị trường tài chính mà trọng tâm là hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính, thông qua việc giảm số lượng, tăng quy mô và chất lượng.
Ông Deepak Mishra cho rằng, nguyên nhân căn bản dẫn đến sự bất ổn kinh tế tại Việt Nam là do cấu trúc của nền kinh tế. Những giải pháp hiện nay mới chỉ mang tính tình thế và giải quyết những biểu hiện chứ chưa giải quyết được về bản chất. Do vậy, đại diện WB đã đưa ra 4 khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam đó là: Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 vì những thành quả ổn định vĩ mô hiện tại còn rất mong manh; Việt Nam nên đẩy mạnh chính sách tài khóa và quản lý nợ công, đặc biệt là minh bạch hóa ngân sách Nhà nước và giảm dần tỷ lệ nợ/GDP; nên cải cách các công ty Nhà nước và ngành tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực và lành mạnh hóa khu vực tài chính và nên xây dựng lòng tin vào quản lý vĩ mô bằng cách tăng cường thông tin và truyền thông về số liệu kinh tế và tài chính, bên cạnh đó Chính phủ nên xem xét sự tham gia cố vấn của các chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước.
Cũng tại buổi Hội thảo, TS. Trần Đình Thiên đưa ra một “kịch bản hành động” cho kinh tế Việt Nam 2012. Đó là chứng minh năng lực và hiệu lực điều hành của Chính phủ; chấp nhận trả giá để hạ nhanh lạm phát, tái lập ổn định vĩ mô vững chắc, khôi phục lòng tin và phục hồi các cơ sở tăng trưởng; thực hiện các giải pháp mạnh để xoay chuyển tình hình, biện pháp hành chính mạnh, triệt để; tăng lương trong khu vực Nhà nước để tăng trách nhiệm, tăng năng lực điều hành, lập lại kỷ cương.
TS. Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện khoa học xã hội Việt Nam kiến nghị, chúng ta cần có những phân tích đánh giá sát thực, từ tình hình kinh tế thế giới đang đứng trên bờ vực suy thoái mới và những tác động cụ thể tới Việt Nam. Cần làm rõ hơn những căn nguyên từ sự méo mó của các mô hình phát triển trong nước, đồng thời, phải có những nhìn nhận nghiêm túc trong sự phối hợp giữa các chính sách và phải đứng trên góc độ kinh tế thị trường để xem xét.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Đông Hà
19:52 15/12/2024Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân