Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 03/06/2011 - 08:11
(Thanh tra)- Khi mặt trái của thủy điện ở nhiều địa phương đang bộc lộ những bất cập khiến nhiều cấp, ngành phải “đau đầu”, thì Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông lại cho biết, tỉnh này đang “khát” thủy điện.
Hồ thủy điện không chỉ giúp người dân có nước sinh hoạt, canh tác mà còn tăng thêm vẻ đẹp lãng mạn của vùng cao nguyên đá. Ảnh T.Tùng
+ Thưa ông, lý do nào khiến Hà Giang “khát” thủy điện?
- Hiện, người dân Hà Giang, đặc biệt là người dân sống trên 4 huyện: Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc của Công viên Địa chất toàn cầu Đồng Văn (CVĐCTC) chỉ có mức nước sinh hoạt 30 lít/người/ngày. Mục tiêu phấn đấu của tỉnh là phải đạt 50 - 100 lít nước/người/ngày trong 2 - 3 năm tới. Để đạt mục tiêu này, chúng tôi tập trung xây dựng hàng trăm hồ lớn, nhỏ để vừa cấp nước cho dân, vừa tạo cảnh quan “núi - hồ ngọt”, tạo ra hệ sinh thái mới trên các dãy núi đá vôi khô cằn.
+ Việc làm này có khả thi không, thưa ông?
- Khả thi vì hiện nay đã có rồi! Hiện cả tỉnh đã hoàn thành 39/69 hồ chứa từ 300 - 10.000m3 đưa vào sử dụng. Chúng tôi đang tích cực xây thêm các hồ nhỏ cho các cụm dân cư ở phân tán. Các hồ khác sẽ hoàn thành tiếp trong năm 2011 này. Cùng với hồ chứa thủy điện, đường giao thông cũng được mở giúp người dân đi lại dễ dàng.
+ Sau khi được UNESCO trao bằng chứng nhận CVĐCTC, các dự án chuẩn bị cấp phép ở Hà Giang có ưu tiên cho thủy điện không?
- Hà Giang “khát” thủy điện như “khát nước” nên chúng tôi dành ưu tiên chủ yếu cho thuỷ điện. Từ khi được đón nhận bằng công nhận CVĐCTC vào cuối năm 2010, tỉnh chủ trương tạm dừng cấp phép khai thác khoáng sản vì ảnh hưởng đến môi trường rất lớn. Các dự án khoáng sản nếu chuẩn bị khai thác sẽ phải dừng lại. Riêng thủy điện vẫn cứ phải làm vì chỉ tốt cho môi trường. Ở đâu thì tôi không rõ, nhưng với đặc thù cao nguyên đá như Hà Giang, thủy điện không bao giờ là tác nhân ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Công trình thủy điện tác động tích cực đến môi trường, không ảnh huởng đến địa chất, diện mạo. Hồ thủy điện không chỉ giúp người dân có nước sinh hoạt, nước canh tác mà còn tăng thêm vẻ đẹp lãng mạn của vùng cao nguyên đá.
+ Thuỷ điện nhiều nơi đang có vấn đề. Một số dự án đã phải dừng lại. Thuỷ điện Hà Giang có gì khác?
- Như tôi đã nói ở trên, các dự án thủy điện đã, đang và sẽ được xây dựng ở Hà Giang, không ảnh hưởng đến đời sống người dân. Nếu có là rất ít vì thuỷ điện thường ở nơi hẻo lánh, không “động chạm” đến nhà cửa, đất đai canh tác. Có thể nói, làm thủy điện ở Hà Giang rất… nhàn, vì tránh được bài toán tái định cư đang khiến nhiều địa phương phải “đau đầu”.
Người dân các dân tộc vùng cao Hà Giang ngàn đời nay chưa bao giờ nhìn thấy hồ nước ngọt 300m3. Thủy điện ra đời đáp ứng mong mỏi này. Thu nhập bình quân của Hà Giang đang ở mức 6 triệu đồng/người/năm. Các hồ chứa thủy điện ra đời giúp dân có nước tưới tiêu, sinh hoạt, phát triển ngành nghề dịch vụ, nên sau 5 năm, thu nhập bình quân đầu người của Hà Giang sẽ vào khoảng trên dưới đến 8,5 triệu đồng/người/năm.
+ Xin cảm ơn ông!
Thanh Tùng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.
Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Kim Thành
18:27 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng
Đông Hà
TC
Hải Hà