Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 05/07/2012 - 13:42
(Thanh tra)- Những nghiên cứu gần đây đã xác định, việc khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu khoa học, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu (BĐKH)… đang là mối đe dọa, nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học (ĐDSH) ở Việt Nam. .
Khai thác gỗ quá mức là nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học
*Cảnh báo suy thoái đa dạng sinh học
Theo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), một trong những mối đe dọa đồng thời là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy thoái ĐDSH chính là hiện tượng khai khác quá mức tài nguyên sinh vật. Mặc dù, Chính phủ đã ban hành hàng loạt quy định kiểm soát khai thác gỗ thương mại. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác gỗ lậu đã và đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và không thể kiểm soát được đối với tất cả các loại hình rừng, gồm cả rừng đặc dụng.
Cách đây 10 năm, buôn bán động vật hoang dã nội địa qua Việt Nam đã lên tới 3.050 tấn, tương đương 66 triệu USD. Trong khi đó, kế hoạch hành động quốc gia để tăng cường kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã kết thúc cũng không nâng cao được năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật.
Theo nhận định của chuyên gia Lê Xuân Cảnh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, sự mở rộng đất nông nghiệp là một trong những lý do lớn nhất của việc mất các sinh cảnh tự nhiên. Nếu như ở miền Bắc, rừng đang bị phá hủy do du canh, thì ở Tây Nguyên và vùng Đông Nam bộ, việc mở rộng thiếu kiểm soát diện tích các loài cây công nghiệp và cây kinh tế là nguyên nhân lớn nhất gây mất rừng trong thập kỷ vừa qua.
Lo ngại hơn, việc xây dựng hàng nghìn hồ đập và các hạng mục đường, điện, cơ sở hạ tầng khác đã trực tiếp gây ra sự suy thoái, chia cắt, hình thành rào cản di cư và làm mất các sinh cảnh tự nhiên. Đồng thời, gây nên những tác hại nghiêm trọng và lâu dài tới sự sống còn của các quần thể động vật hoang dã. Ngoài ra, các nhóm tác động và nguyên nhân, gia tăng dân số, mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ngày càng nhiều, ô nhiễm môi trường và BĐKH đang tác động không nhỏ gây suy thoái ĐDSH.
Cũng theo ông Cảnh, việc mất ĐDSH ở Việt Nam là do nhiều yếu tố, trong đó có tác động của con người. Điều đó là đúng khi chúng ta đánh giá thấp giá trị của ĐDSH và chức năng sinh thái như bảo vệ rừng đầu nguồn, chu trình dinh dưỡng, kiểm soát ô nhiễm, quang hợp. Dù vậy, công tác bảo tồn tại chỗ của chúng ta cũng đang được quan tâm với mục đích duy trì và phát triển quần thể đủ lớn của các loài hoang dã ngoài thiên nhiên. Những thành tựu đó đã và đang đạt được kết quả thông qua hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam. Nói cách khác, rừng đặc dụng có giá trị đặc biệt về bản tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; có giá trị nghiên cứu khoa học bảo vệ di tích danh thắng; phục vụ nghỉ ngơi kết hợp phòng hộ và quan trọng hơn là góp phần bảo vệ môi trường.
Các chuyên gia nhận định, với các khía cạnh hỗ trợ các loài thích ứng với BĐKH và những diễn biến bất ngờ của khí hậu; bảo vệ con người khỏi những diễn biến bất ngờ của diễn biến khí hậu, hạn chế lũ lụt, hạn hán... cũng như gián tiếp hỗ trợ nền kinh tế thích ứng với BĐKH đã làm tăng thêm vai trò, tầm quan trọng của rừng đặc dụng. Cùng với các giá trị khác thì giá trị này là cơ sở để các nhà khoa học công nhận rừng đặc dụng rất quan trọng trong bảo tồn ĐDSH. Bởi vậy, bảo tồn và phát triển hệ thống rừng đặc dụng chắc chắn sẽ còn được quan tâm và thực hiện không chỉ với ngành Tài nguyên môi trường mà còn với toàn xã hội trong thời gian tới.
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Đông Hà
19:52 15/12/2024Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân