Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 23/06/2012 - 10:16
(Thanh tra) - Chưa bao giờ ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dừa lại xuống giá thê thảm như hiện nay. Giá bán một chục dừa khô mới mua được 1kg gạo thường. Tình trạng này khiến cả ngành dừa, nhất là người nông dân điêu đứng. Nghiêm trọng hơn, nguy cơ giảm diện tích cây dừa trong thời gian tới là hoàn toàn xảy ra khi nông dân không “đeo” nổi vườn dừa.
Dừa khô treo đầy cây mà nhà vườn chẳng buồn hái
Dừa khô rẻ như bèo
Hơn 2 tháng trước, dừa khô tuột dốc từ gần 140 ngàn đồng/chục xuống còn 30 - 35 ngàn đồng/chục, người trồng dừa đã gặp nhiều khó khăn do không có lợi nhuận. Vậy mà giờ đây giá dừa khô đang ở mức thấp “kỷ lục” làm cho người trồng dừa chỉ biết ôm mặt kêu khổ.
Theo ông Nguyễn Duy Thiện ở thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành (Tiền Giang): Dừa khô hiện nay chỉ được các thương lái ra giá 12 ngàn đồng/chục, chưa bằng 1/10 giá dừa năm ngoái. Vì thế, những nhà vườn chuyên canh cây dừa đang hết sức khó khăn.
2 tháng trước, dừa khô bán được 30 - 35 ngàn đồng/chục (tùy loại) nhưng do “tiếc của” nên ông không chịu bán. Đến nay, giá dừa tiếp tục đang ở mức thấp chưa từng có từ trước đến nay, chất lượng cũng giảm sút khiến dừa càng xuống giá hơn.
Ông Trần Văn Tám ở xã Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh) than vãn: “Nhà có 3.000m2 dừa đang cho trái với thu nhập bình quân trước đây hơn 2 triệu đồng/tháng, phần nào trang trải được cuộc sống gia đình, nhưng nay mỗi tháng chỉ có 200 - 300 ngàn, không đủ tiền mua phân, thuốc cho vườn dừa”.
Người trồng dừa càng khó khăn hơn dù chấp nhận bán giá thấp nhưng cũng chẳng ai mua.
Ông Nguyễn Văn Hùng ở xã Định Trung, huyện Bình Đại (Bến Tre) cho biết: Với diện tích vườn dừa của gia đình trên 2ha, trước đây ông chỉ việc kêu thương lái tới bẻ dừa rồi tính trái lấy tiền với thu nhập bình quân hơn 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, tháng này dừa đã qua kỳ thu hoạch mà thương lái cũng chẳng thèm tới hái, thành ra dừa treo đầy cây, rụng đầy vườn.
Thương lái cũng gặp khó
Tưởng rằng chỉ người trồng dừa “đau đầu” nhưng thương lái cũng rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn do dừa tồn đọng không bán được.
Tại cơ sở thu mua dừa khô của bà Nguyễn Ngọc Hoa, xã Bến Tranh, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), dừa khô chất thành từng đống cao từ nhà ra sân, nhiều trái đã đâm chồi.
Bà Hoa cho biết: Cơ sở của bà chuyên thu mua dừa khô cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến dừa xuất khẩu ở Bến Tre. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp này có nhu cầu rất thấp, giá liên tục sụt giảm, trong khi lượng dừa nguyên liệu trong dân rất nhiều nên cơ sở cũng giảm lượng thu mua của nhà vườn. Nhưng dừa khô tiêu thụ không kịp thành ra ôm vốn, chịu lỗ. “Hiện nay, mỗi tuần tôi chỉ tiêu thụ được 1.000 - 2.000 trái dừa, trong khi trước đây có ngày tôi cung cấp cho các doanh nghiệp tới 2.000 - 3.000 trái dừa”, bà Hoa buồn rầu nói.
Bà Trần Ngọc Phượng, chủ cơ sở thu mua dừa khô tại sông Thom, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) cho biết: Khi dừa giá cao, các cơ sở thu mua dừa khô phải tranh mua ngay lúc dừa còn trên ghe của thương lái vừa thu gom về (chưa lột vỏ), bây giờ thương lái phải lột vỏ, phân loại rồi mới bán lại cho các cơ sở thu mua nhưng số lượng tiêu thụ cũng không nhiều, bởi các cơ sở thu mua phải chờ đặt hàng mới mua vào chứ không mua hàng loạt như trước đây.
Giải thích nguyên nhân giá dừa liên tục sụt giảm trong thời gian qua, một chủ doanh nghiệp xuất khẩu dừa tại Bến Tre cho biết: Phần lớn lượng dừa khô được tiêu thụ qua con đường xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm trước, các tàu Trung Quốc vào tận vùng nguyên liệu thu gom với số lượng lớn khiến giá dừa tăng vọt nhưng năm nay họ lại rút đi hết khiến lượng dừa quá dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ trong nước, dẫn đến giá dừa giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm dừa tại các nước cũng giảm, nhiều quốc gia trồng dừa trúng mùa… cũng là những nguyên nhân kéo giá dừa xuống.
Nguy cơ giảm diện tích
Trước tình trạng dừa khô mất giá, nhà vườn trồng dừa đã chuyển từ thu hoạch dừa khô sang bán dừa tươi. Xu hướng này dẫn đến lượng dừa tươi tăng lên nhanh chóng trong những ngày gần đây và đó cũng là lý do khiến giá dừa tươi giảm 5.000 - 7.000 đồng/chục so với nửa tháng trước, hiện chỉ còn 30.000 - 35.000 đồng/chục.
Giá trị cây dừa suy giảm và kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ vườn dừa bị chặt phá hàng loạt để chuyển sang đối tượng cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ông Nguyễn Minh Sang, nông dân trồng dừa ở xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) tâm sự: “Trước sự đi xuống của cây dừa, gia đình tôi đang lưỡng lự không biết nên giữ hay phá vườn dừa. Tuy nhiên, người trồng dừa chúng tôi cũng hi vọng về những diễn biến tốt của thị trường trong thời gian tới để tiếp tục giữ vườn dừa”.
Về vấn đề này, lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL đều có chung quan điểm là giữ vững vị thế và diện tích cây dừa hiện tại. Một trong những giải pháp được đưa ra là tiếp tục xây dựng, hướng dẫn các mô hình trồng xen các cây trồng khác vào vườn dừa để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích (điển hình như trồng ca cao xen vườn dừa). Đồng thời, kiến nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi để tạo điều kiện cho nông dân duy trì và chăm sóc tốt vườn dừa.
Nhất Nguyễn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Đông Hà
19:52 15/12/2024Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân