Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Du lịch Việt Nam: Thiếu giải pháp đồng bộ

Thứ sáu, 11/03/2011 - 02:04

(Thanh tra)- Theo Tổng cục Du lịch (TCDL), chương trình xúc tiến du lịch trong năm nay sẽ được thực hiện với quy mô lớn, có chiều sâu với những sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh chứ không dàn trải theo kiểu bất kỳ hội chợ, triển lãm, hội nghị quốc tế nào cũng tham gia nhưng hiệu quả không cao.

Năm 2011, ngành Du lịch đã đề ra mục tiêu đón 5,5 triệu lượt khách quốc tế, 30 - 31 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp 4 - 4,5% GDP. Năm 2020, sẽ đón được 11 - 12 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 45 - 48 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP của cả nước. Để hoàn thành mục tiêu này, theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng TCDL, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng, trong Chiến lược Phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020, ngành Du lịch xác định các hoạt động xúc tiến, quảng bá phải được xây dựng và tổ chức trên cơ sở kết quả các nghiên cứu thị trường và nghiên cứu hiệu quả của từng hoạt động xúc tiến quảng bá từ T.Ư đến địa phương, từ đó xây dựng hình ảnh thống nhất về du lịch Việt Nam trên diện rộng; hình thành được hình ảnh du lịch vùng, địa phương. Bên cạnh đó, ngành Du lịch sẽ hỗ trợ chiến lược xây dựng thương hiệu.

Hiện, ngành Du lịch đã xây dựng lôgô, khẩu hiệu, biển hiệu mới cho Chương trình Xúc tiến du lịch Việt Nam giai đoạn năm 2011 - 2015, thay thế cho khẩu hiệu, biển hiệu cũ là “Việt Nam tiềm ẩn” bằng “Việt Nam - Sự khác biệt Á Đông” nhằm thể hiện Việt Nam hiện nay chủ động khai thác lợi thế để bứt phá và tự giới thiệu mình với bạn bè thế giới.

Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 tính tới năm 2030 chú trọng đặc biệt tới mục tiêu về khách du lịch nội địa. Theo ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Hà Nội, trong thời gian tới, ngành Du lịch cần tập trung nguồn lực xây dựng tính chuyên nghiệp cao trong quảng bá du lịch để tạo khả năng thu hút khách và hiệu quả kinh doanh. Cùng với hệ thống danh lam thắng cảnh phong phú, Việt Nam còn có rất nhiều điểm đến là bảo tàng, di tích hấp dẫn du khách không chỉ quốc tế mà cả du khách nội địa. Nhu cầu du lịch kết hợp tìm hiểu lịch sử nước nhà luôn là mong muốn của người dân, nhưng các địa phương vẫn chưa có cách thức tiến hành một cách phong phú và hấp dẫn nên khó thu hút được khách du lịch quan tâm đến mảng du lịch văn hóa. Đó là sự lãng phí tài nguyên du lịch, bởi sự kết nối giữa du lịch và di sản văn hóa là nhu cầu mang tính tự thân.

Nếu không đầu tư mạnh mẽ hơn cho hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá, xúc tiến thì du lịch Việt Nam khó đạt được mục tiêu doanh thu đạt 110.000 tỷ đồng trong năm 2011. Bởi, bên cạnh những thuận lợi, năm 2011 ngành Du lịch vẫn gặp không ít khó khăn. Đó là tình hình kinh tế thế giới chưa ổn định, những bất ổn về chính trị trong khu vực còn tiềm ẩn, cạnh tranh thu hút khách du lịch ngày càng gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trong nước, thiên tai, bão lũ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày một tăng, dịch bệnh có nhiều mầm mống phát triển, kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn. Vì thế, năm 2011 cần tập trung có chiều sâu cho quảng bá thương hiệu.

Mai Châu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm