Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 03/03/2017 - 06:34
(Thanh tra)- Không có “quan hệ”, thủ tục hành chính rườm rà, tệ “hoa hồng”, “hối lộ”, khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) “nghèo” về vốn, lại còn không thể vay được vốn của ngân hàng nên càng chật vật để phát triển… Thông tin này được đưa ra tại Hội thảo “Chính sách hỗ trợ DNNVV - Kinh nghiệm từ Nhật Bản” ngày 2/3.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông trao đổi bên hành lang hội thảo. Ảnh: TN
Không có “quan hệ”, khó có vốn vay
Theo đánh giá của các chuyên gia, DNNVV đang rơi vào một vòng luẩn quẩn thiếu vốn, khó thoát ra để phát triển nếu thiếu các chính sách hỗ trợ phù hợp từ Nhà nước và cả xã hội.
Kết quả khảo sát do nhóm làm việc hỗ trợ DNNVV (Sáng kiến chung Nhật - Việt giai đoạn VI) thực hiện từ tháng 3 - 5/2016 cho thấy, đối với DNNVV, thuế suất và lãi suất vay quá cao. Thậm chí, các DNNVV không có quan hệ với các quan chức Chính phủ thì không nhận được bất cứ hỗ trợ nào.
“Đây có lẽ là nguyên nhân hình thành thể chế xã hội khiến cho DNNVV khó khoát khỏi nạn hối lộ và tình trạng 2 số sách, tính minh bạch thấp”, ông Nguyễn Trường Giang, thành viên nhóm khảo sát thông tin.
Thêm vào đó, DNNVV thường không có tài sản bảo đảm, mà nếu có thì ngân hàng vẫn e ngại cho vay vì cảm thấy rủi ro khi việc quản lý tài sản bảo đảm là về giấy tờ, DN có thể bán mất khi chưa hoàn tất thanh toán khoản vay.
“DNNVV kém minh bạch nên ngân hàng không yên tâm. Nếu không có tài sản đảm bảo thì rủi ro quá cao nên không thể cho vay”, phía các ngân hàng cho biết.
Đáng chú ý, qua khảo sát có DN phản ánh bị “đòi và phải đưa hối lộ” khi thực hiện thủ tục hành chính ngay cả trường hợp DN muốn xin hỗ trợ từ Quỹ Đổi mới công nghệ, hoàn thuế, xuất nhập khẩu… Một số DN hối lộ lên đến 10 - 20% tổng chi phí của DN.
Minh bạch, giảm chi phí, gánh nặng
“DNNVV trong nền kinh tế là khu vực rất dễ bị tổn thương nên nước nào cũng có chính sách hỗ trợ, không phải chỉ các nước đang phát triển như chúng ta mà cả những nước rất phát triển G7. Ở đâu đó có lúc nhận thức rằng nền kinh tế của chúng ta toàn “thuyền thúng”, phê phán rất nặng nề khi 90,7% DN đều là DNNVV. Nhưng DNNVV của Nhật Bản chiếm 99,7% và họ xác định, đây là trụ cột, là xương sống của nền kinh tế”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết.
Từ thực tế, kết quả khảo sát, các chuyên gia đến từ Nhật Bản và Việt Nam lưu ý: DNNVV là nơi có nhiều sáng tạo của con người, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế, đóng góp vào chuỗi phát triển rất lớn và quan trọng hơn là tạo ra 70% công ăn việc làm cho xã hội. Cho nên, cần giải quyết câu chuyện tiếp cận nguồn vốn vay, xóa bỏ cơ hội nhũng nhiễu thông qua minh bạch các thủ tục hành chính để DNNVV phát triển.
Theo ông Hiroshi Arai, Cục DNNVV, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, kinh nghiệm ở Nhật Bản, nếu DNNVV định nhận tín dụng ngân hàng thì xin áp dụng chế độ bảo lãnh của Hiệp hội Bảo lãnh tín dụng (CGC) thông qua các tổ chức tài chính tư nhân bình thường. Sau đó CGC ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng với tổ chức tín dụng tư nhân và tổ chức tài chính tư nhân cấp dụng cho DNNVV.
“Nếu DN không trả được nợ, CGC sẽ trả thay và tiền trả nợ này do Công ty Tài chính chính sách Nhật Bản (JFC) được sở hữu 100% bởi Chính phủ cấp qua tiền bảo hiểm. Thông thường CGC và JFC ký hợp đồng bảo hiểm khung về việc hoàn trả vốn. Chính phủ cấp ngân sách hàng năm cho JFC, giám sát 2 cơ quan này”, ông Hiroshi Arai cho biết.
Nhóm khảo sát khuyến nghị, cần áp dụng thuế suất thu nhập DN ưu đãi cho DNNVV; đưa ra các quy định để DN tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề đạo đức, pháp luật về kế toán, kiểm toán. Đặc biệt, cần thực hiện nghiêm ngặt Luật phòng, chống tham nhũng để loại bỏ vấn đề 2 sổ sách kế toán.
“Nâng cao tính minh bạch của DNNVV, có thể cải thiện khả năng tiếp cận vốn vay của ngân hàng”, ông Giang nói. Ngoài ra, cần đơn giản, minh bạch hóa, xây dựng các hướng dẫn cụ thể cho các thủ tục hành chính để giảm chi phí cho DN, giảm khả năng đòi hối lộ của cán bộ.
Nhật Bản có quy định ngoại lệ trong thuế suất, thuế thu nhập DN như doanh thu dưới 8 triệu yên thì thuế suất giảm còn 15% (so với thuế suất thường là 23,9%); hay DNNVV được tính vào chi phí của DN tối đa đến 8 triệu yên phí tiếp khách…
Để khuyến khích DNNVV đầu tư, chế độ thuế của Nhật Bản quy định, nếu mua sắm máy móc, thiết bị thì có thể được khấu trừ thuế hay hưởng các khoản khấu hao đặc biệt, nhất là các thiết bị nâng cao năng suất…
Trao đổi với PV Báo Thanh tra bên hành lang hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nhấn mạnh, có rất nhiều cách, không nhất thiết phải cho tiền mà cần mở ra các “kênh” để DNNVV tiếp cận được với tín dụng.
Theo ông Đông, cách hỗ trợ của Nhật Bản cho DNNVV rất thiết thực và dành nguồn ngân sách rất lớn.
“Tôi không có ý rằng, chúng ta phải đuổi theo mức độ hỗ trợ ngang bằng với Nhật Bản. Tôi cho rằng, cách tiếp cận, phương pháp đúng đắn, đi bài bản quan trọng hơn là số tiền chúng ta bỏ ra. Nếu làm tốt, làm đúng thì trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, chúng ta vẫn có thể hỗ trợ phát triển DNNVV hiệu quả”, ông Đông nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng, Nhật Bản đưa ra rất rõ chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV. Đây cũng là phần quan trọng trong Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV đang được soạn thảo, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3.
“Chúng tôi đặt ra chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận tài chính. Không nhất thiết phải cho họ tiền mà giúp cho họ về sổ sách, báo cáo, cung cấp những phần mềm đơn giản để ứng dụng luôn. Thông qua các tổ chức, hiệp hội của họ để giúp cho DN làm tốt phần quản trị tài chính, năng lực quản trị để tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng”.
DNNVV Việt Nam không có tài sản để thế chấp thì không thể tiếp cận được tài chính. Cho nên, cần hướng tới mở ra kênh tín chấp thông qua các hiệp hội, tổ chức, mua bán.
“Chúng tôi đang đề xuất theo hướng đó”, Thứ trưởng Đông nói và dẫn ví dụ, DN đó nhỏ thôi, không có gì cả nhưng nằm trong một mắc xích cung ứng nào đó, sản phầm làm ra như nước rất sạch làm cho cây trái không bị nấm mốc, sâu... Chuỗi giá trị tưới tiêu ấy, được một ông làm nông nghiệp công nghệ cao ký hợp đồng với DN đó thì bản thân việc đó đã chứng minh được có đầu ra, có bảo lãnh để trả được nợ.
“Có rất nhiều cách nhưng nếu để như hiện nay không có luật, không có chính sách hỗ trợ cho DNNVV thì họ sẽ không bao giờ tiếp cận được với tín dụng. Nếu làm như thế này thì mở ra các kênh, không chỉ có vốn nhà nước mà cả tư nhân và các tổ chức xã hội”, Thứ trưởng Đông chốt lại.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công ty Cổ phần Công nghệ Hải Nam Tech bị cấm thầu 3 năm tại thành phố Hải Phòng do có hành vi gian lận khi kê khai nhân sự trong hồ sơ mời thầu.
Đông Hà
19:52 15/12/2024(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.
Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính