Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 09/01/2012 - 22:02
(Thanh tra)- Nhiều dự báo năm 2012, khó khăn của kinh tế vĩ mô sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Để ngăn chặn nguy cơ gia tăng các DN phá sản, ngừng hoạt động, ổn định an sinh xã hội, Nhà nước cần có sự hỗ trợ ngay từ đầu năm, trong đó thực hiện giảm, giãn thuế đối với DN vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể đang gặp nhiều khó khăn.
Nhận định về kết quả công tác thuế năm 2011 và nhiệm vụ công tác năm 2012, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, công tác thu thuế năm 2012 có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện hoạt động kinh doanh của DN tiếp tục không thuận lợi, nguồn thu giảm sút lớn. Trong đó, khó khăn lớn nhất của DN, hộ cá thể hiện nay vẫn là mặt bằng lãi suất cao và khó tiếp cận vốn vay ngân hàng; hàng hóa ứ đọng, tồn kho nhiều.
Theo ước tính sơ bộ của ngành Thuế, tổng số vốn chủ sở hữu của khối DN ngoài quốc doanh hiện nay khoảng 320 nghìn tỷ đồng, nhưng nguồn vốn đi vay đã lên đến khoảng 1,1 triệu tỷ đồng (hiện, vốn vay của nhiều DN gấp 2,5 - 3,5 lần so với vốn chủ sở hữu). Vì thế, trong năm qua, theo số liệu chưa đầy đủ của ngành Thuế, tổng lãi vay phải trả ngân hàng của khối DN này ước tính khoảng 220 nghìn tỷ đồng, trong khi đó, lợi nhuận sau thuế chỉ khoảng 75 nghìn tỷ đồng. Điều này khiến các DN gặp nhiều rủi ro trong sản xuất kinh doanh, gia tăng nguy cơ phá sản, dừng hoạt động, dừng nộp thuế…
Thực tế cho thấy, 9 tháng của năm 2011, cả nước đã có 49.000 DN (chủ yếu DN vừa và nhỏ) phải phá sản, ngừng hoạt động. 3 tháng cuối năm lãi suất cho vay của ngân hàng vẫn đứng ở mức cao phổ biến là 21 - 24%/năm và không phải DN nào cũng vay được vốn, khiến các DN tiếp tục rơi vào tình thế khó khăn thua lỗ, nợ nần. Hiện, không ít DN không còn nguồn thu để trả nợ, nộp thuế do tài sản đã thế chấp ngân hàng để vay vốn, hàng hóa làm ra khó tiêu thụ, bị tồn đọng nhiều… Đối với các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể càng khó khăn hơn vì đa số không tiếp cận được vốn ngân hàng dù lãi suất cao, phải vay “nóng” bên ngoài với lãi suất cao hơn nhiều. Đối tượng này phần lớn không thuộc diện được ngành Thuế quan tâm giảm, giãn thuế nên khá nhiều hộ đã phải ngừng hoạt động kinh doanh, bán rẻ tài sản nhà cửa để trả nợ vay.
Theo đánh giá của Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoach - Đầu tư), với trên 500.000 DN cả nước hiện nay, trong đó DN vừa và nhỏ chiếm 97%, sử dụng trên 50% lao động trong nước và đóng góp gần 50% GDP. Hàng năm khối DN này đóng góp cho ngân sách Nhà nước tăng trên 137%, trong khi khối DN nhà nước chỉ tăng được trên 40% dù được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước (vốn, đất đai, thuế…). Trong năm qua, dù tổng số tiền Nhà nước miễn, giảm thuế cho các DN nói chung trên 10.000 tỷ đồng, nhưng so với khó khăn của DN, con số này vẫn là khiêm tốn.
Vì vậy, để bảo đảm kế hoạch thu ngân sách năm 2012, đồng thời để nuôi dưỡng và tăng nguồn thu bền vững lâu dài, nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước cần có sự hỗ trợ ngay từ đầu năm, trong đó thực hiện miễn giảm, giãn thuế đối với DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể đang gặp nhiều khó khăn theo đúng tinh thần nghị quyết Quốc hội và Quyết định của Chính phủ. Ngành Thuế cần chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp tích cực giúp các địa phương thực hiện tốt chính sách thuế, tránh tình trạng tăng thuế bất hợp lý vì mục tiêu tăng thu cho ngân sách địa phương, gây khó khăn thêm cho các DN và hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, phải tăng cường công tác chống thất thu thuế do buôn lậu, đầu cơ, lợi dụng các chính sách thuế ưu đãi của Nhà nước, chống chuyển giá không chỉ với DN đầu tư nước ngoài mà cả DN trong nước.
Hà Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình