Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 18/10/2012 - 06:42
(Thanh tra) - Để thu hút lưu lượng kết nối điện thoại quốc tế chiều về (VoIP), các doanh nghiệp (DN) viễn thông Việt Nam đã liên tục phá giá khiến dịch vụ này gần như không có lợi nhuận, gây thiệt hại cho chính DN và Nhà nước. Trước tình hình trên, vào tháng 11 tới, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ thanh tra và xử phạt các doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực này.
Ảnh minh họa
Bộ TT&TT quy định, giá bán thông thường là 855 đồng/phút (khoảng 4,1 cent) và DN nào bán thấp hơn 15% so với mức giá này được xem là phá giá. Bình quân, lưu lượng chiều về VoIP mỗi năm khoảng 3 tỷ phút, nếu các DN giữ đúng mức giá ổn định như cam kết ở mức 4,1 cent/phút, ngoại tệ mang về mỗi năm sẽ là 123 triệu USD. Nhưng, để lôi kéo người dùng dịch vụ, giá VoIP hiện nay chỉ 2,6 cent/phút và mức thu về ở dịch vụ này chỉ còn 78 triệu USD/năm. Trong khi, giá cước VoIP của Việt Nam quá rẻ, chỉ bằng một nửa so với các nước trong khu vực. Với tình hình này, mỗi năm các DN Việt Nam “biếu không” cho DN nước ngoài 45 triệu USD, chả khác gì viễn thông Việt Nam đang làm không công cho nước ngoài.
Trước đây, có khoảng 10 DN viễn thông tham gia cung cấp dịch vụ VoIP, đến nay chỉ còn 5 đơn vị, gồm: Viettel, VNPT (có 3 DN đang cung cấp là VTI, VDC, VASC), Hanoi Telecom, CMC và FPT Telecom do không có lợi nhuận, càng chạy đua càng lỗ. Vì thế, các DN cho rằng, cần nhanh chóng giải quyết thực trạng đua nhau phá giá và định hướng, nâng mức giá VoIP lên, nhưng cũng phải tính đến một mức cân bằng, nếu không với hàng loạt dịch vụ gọi thoại, thậm chí gọi hình miễn phí trên Internet sẽ thu hút hết lượng người sử dụng các dịch vụ này.
Bộ TT&TT đã đưa ra các chính sách, văn bản quản lý chặt hơn đối với việc cung cấp VoIP, trong đó yêu cầu cung cấp dịch vụ VoIP chiều về trên cơ sở giá thành; nghiêm cấm bán phá giá, bù chéo, kinh doanh lậu lưu lượng và thực hiện nghiêm túc cơ chế báo cáo, đặc biệt với DN có thị phần khống chế.
Bộ TT&TT đã chỉ đạo Cục Viễn thông có văn bản yêu cầu tất cả DN viễn thông báo cáo việc khai thác dịch vụ cung cấp VoIP để đưa ra các giải pháp thích hợp và tìm cách xử lý vấn đề này.
Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, sau khi các DN báo cáo số liệu, hầu hết các DN cung cấp VoIP đã không tuân thủ các quy định của Bộ về quản lý cung cấp dịch vụ VoIP chiều về. Mức giá các DN thực hiện đều có dấu hiệu phá giá. Nếu tính giá trung bình quý I/2012 là 2,95 cent/phút, quý II/2012 là 2,87 cent/phút và đến quý III/2012, chỉ còn 2,79 cent/phút. Như vậy, các DN đã phá giá dịch vụ này thấp hơn nhiều so với quy định. Bộ đang tính đến việc xác định tỷ lệ chênh lệch mức giá giữa DN lớn và nhỏ là bao nhiêu để đôi bên cùng cân bằng lưu lượng, có lãi.
Theo ông Lê Đăng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Viettel, để ổn định thị trường này, Bộ TT&TT cần siết chặt quản lý bằng cách chia quota (tức hạn mức - dịch vụ kết nối VoIP chiều về cho các nhà mạng). Đơn vị nào có dấu hiệu phá giá dịch vụ cần mạnh tay xử phạt từ 30 - 50 triệu đồng. Nếu nhà mạng vẫn tiếp tục vi phạm, theo nghị định mới quy định về xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực viễn thông, đơn vị đó sẽ bị rút giấy phép cung cấp dịch vụ.
Thanh Nhung
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Đông Hà
19:52 15/12/2024Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân