Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chương trình 135 hỗ trợ bà con sản xuất, vươn lên thoát nghèo

Thứ hai, 23/05/2011 - 14:05

(Thanh tra) - Chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Thuận Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Sơn La, với 29 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Thuận Châu và 28 xã, trong đó có 10 xã đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách đầu tư từ Chương trình 135. Chương trình như một cơn gió mới giúp người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Thuận Châu là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La. Phía đông giáp thị xã Sơn La và huyện Mường La; phía tây giáp tỉnh Điện Biên; phía nam giáp huyện Sông Mã và huyện Mai Sơn; phía bắc giáp huyện Quỳnh Nhai. Huyện Thuận Châu có diện tích 153.507,24 ha diện tích tự nhiên và tổng dân số hơn 14.000 người và 6 dân tộc anh em cùng chung sống.

Trước đây, tại các xã và các thôn bản đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất hết sức nghèo nàn, giao thông chủ yếu là đường mòn nhỏ, việc thông thương trao đổi hàng hóa chủ yếu là dùng ngựa và sức người; thông tin liên lạc cực kỳ khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ; trường, lớp phần lớn là tranh tre nứa lá, sản xuất nông nghiệp manh mún, kỹ thuật thâm canh lạc hậu, năng suất thấp, kinh tế chậm phát triển,  tỷ lệ hộ đói nghèo cao, trình độ dân trí hạn chế...

Chương trình 135 nhằm mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.

Qua 10 năm thực hiện Chương trình 135, đặc biệt là sau 5 năm thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2 (2006-2010) bộ mặt kinh tế, xã hội của các xã khó khăn trên địa bàn huyện đã thực sự hay thay đổi. Đáng mừng nhất là sự thay đổi cách nghĩ, cách làm của các hộ nghèo và toàn thể cộng đồng luôn có ý thức vươn lên thoát nghèo.


Trong sự thay đổi đó, đã có những đóng góp quan trọng của Ban quản lý đầu tư xây dựng (BQL) huyện, bởi BQL đã thực hiện đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm điện, đường, trường, trạm đem ánh sáng tới người dân các xã vùng sâu, vùng xa. Với tổng số vốn được giao trong giai đoạn 2 là 82.333 triệu đồng, BQL đã thực hiện các hạng mục hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng 49.851 triệu đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất 12.274 triệu đồng, hỗ trợ đào tạo cán bộ xã, bản cộng đồng, dậy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số và hỗ trợ dịch vụ nâng cao đời sống nhân dân 18.477 triệu đồng, duy tu bảo dưỡng 1.600 triệu đồng, quản lý chương trình 131 triệu đồng. Trong các dự án đầu tư đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân giữ vai trò quan trọng. Với tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 59.539 triệu đồng BQL đã đầu tư xây dựng 105 công trình. Cụ thể đường giao thông 25 công trình, nước sinh hoạt 31 công trình, thuỷ lợi 11 công trình, nhà lớp học và nhà văn hoá 12 công trình, điện sinh hoạt 18 công trình, trạm y tế 6 công trình, công trình truy tu bảo dưỡng 11 công trình và 2 công trình khác. Theo ông Lê Đình Tứ, Giám đốc BQL dự án, cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2 được sử dụng có trọng tâm, trọng điểm, các dự án được triển khai đều thật sự cần thiết, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các xã, bản đặc biệt khó khăn. Trong quá trình thực hiện, các dự án đã tuân thủ đúng Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật đấu thầu và các văn bản hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán, chỉ định thầu, triển khai thi công, nghiệm thu, thanh toán, giải ngân và ban giao công trình đưa vào sử dụng. Sau 5 năm hỗ trợ đầu tư xây dưng cơ bản, BQL đã hỗ trợ được 105 công trình, góp công rất lớn trong việc đi lại, tưới tiêu, sinh hoạt của người dân.

Để đạt được những kết quả đó, đội ngũ cán bộ BQL dự án Thuận Châu đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc, đồng vốn được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phát huy hiệu quả, hợp lòng dân.

Bên cạnh đầu tư xây dựng các công trình cơ bản, chương trình 135 còn hỗ trợ bà con sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Với tổng số vốn 12.274 triệu đồng thực hiện hỗ trợ phát triển kinh tế cho các xã đặc biệt khó khăn khu vực III và các bản đặc biệt khó khăn khu vực II dưới các hình thức hỗ trợ như hỗ trợ mô hình chăn nuôi bò, hỗ trợ bò cái nền, dê, hỗ trợ ngô giống, hỗ trợ phân bón. Việc hỗ trợ này phù hơp với điều kiện từng vùng, công khai, minh bạch từ cơ sở, vì vậy phát huy kết quả, từng bước xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các vùng trong huyện.

Để góp phần phát triển kinh tế một cách bền vững tại các xã khó khăn, chương trình 135 còn tổ chức đào tạo cán bộ xã, bản và cộng đồng, đầu tư dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số. Sau 5 năm, đã đào tạo được 14.775 lượt người về tập huấn nâng cao kiến thức quản lý cho cán bộ xã và đào tạo nghề được cho 375 thanh niên từ 16-25 tuổi, nhờ đó nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ thôn bản và giải quyết được việc làm cho lao động tại địa phương.

Chương trình 135 là chủ trương đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của đồng bào các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho họ có điều kiện vươn lên để thoát nghèo. Sau gần 5 năm thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2 đã có 10/28 xã và 68/582 bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực 2 được đầu tư, hỗ trợ. Kinh tế đang dần phát triển, tập quán sản xuất cũ của đồng bào được thay đổi theo hướng tập trung, thâm canh, áp dụng giống mới vào sản xuất, xây dựng mô hình sản xuất theo hướng gắn với thị trường, nhờ đó mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên 3,5triệu đồng/năm, đạt tỷ lệ khá. Đời sống của người dân được nâng cao, vùng 135 có 22.000/28.281 hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trên 3.500 hộ được sử dụng điện sinh hoạt; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt trên 78,5%; tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt trên 95%; tỷ lệ người được nghe đài phát thanh đạt 95%. Quả thực chương trình 135 đã đem lại cuộc sống mới cho người dân nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn trên quê hương chúng tôi. Ông Lê Đình Tứ, Giám đốc BQL phấn khởi cho biêt.

Bùi Bình

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm