Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chứng khoán sẽ hưởng lợi?

Thứ năm, 14/04/2011 - 13:48

(Thanh tra) - Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ nhằm hạn chế xu thế đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, tránh đô la hóa nền kinh tế, giúp thị trường tài chính trở nên lành mạnh hơn… giải pháp này còn được nhận định là sẽ tốt cho nền kinh tế, đồng thời ít nhiều tác động tích cực tới thị trường chứng khoán (TTCK).

Vì sao chưa áp dụng?

Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế  vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thời gian qua đã lần lượt tiến hành nhiều điều chỉnh trên thị trường tiền tệ như nâng ba trong số bốn lãi suất chủ chốt, quy định nghiêm ngặt mức trần huy động, đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ trên thị trường “chợ đen”…

Theo giới chuyên gia, một giải pháp khác hiện đang được NHNN tính đến với khả năng áp dụng rất cao và giải pháp này cũng nằm trong gói giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đó là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ lên gấp nhiều lần.

Thực tế cho thấy, chính sự chênh lệch lớn giữa mức lãi suất trong nước (hiện tại là 4,5% hoặc 5%) và lãi suất ngoài nước (chẳng hạn như tại Mỹ chỉ từ 1,5% đến 2%) đã khiến nhiều việt kiều mang USD về Việt Nam nhờ người nhà gửi tiền vào ngân hàng, làm cho số lượng USD tại ngân hàng tăng lên và đây là mặt trái của vấn đề.

Hiện tại, tỷ lệ áp dụng cho tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn 12 tháng trở lên là 2%, dưới 12 tháng và không kỳ hạn là 4%. Một chuyên gia kinh tế dự đoán, do tín dụng ngoại tệ tăng quá nhanh nên chính sách thắt chặt tín dụng áp dụng cho năm 2011 có thể sẽ phải sử dụng giải pháp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ lên 8% hoặc 10%. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ sẽ khiến các Ngân hàng thương mại (NHTM) phải tính toán, cân nhắc giảm lãi suất huy động và tăng lãi suất cho vay ngoại tệ để bù cho phần vốn huy động phải dự trữ bắt buộc. Khi lãi suất huy động ngoại tệ giảm, người dân sẽ chuyển sang gửi tiền đồng và các doanh nghiệp cũng giảm vay ngoại tệ do lãi vay tăng lên, từ đó giảm tình trạng găm giữ USD, tăng cung ngoại tệ cho thị trường.

Mặt khác, theo PGS. TS Trần Hoàng Ngân, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, một khi NHNN nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên, người vay và người gửi tiền sẽ quay sang tiền đồng, từ đó làm cho lãi suất huy động tiền đồng giảm.

TS. Alan T.Pham, Trưởng Kinh tế gia Công ty CP Chứng khoán Vina nhận định, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ lên cao sẽ là một biện pháp mạnh để giải quyết tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Chính phủ đã đề xuất việc này một vài lần và các nhà kinh tế tại các Ngân hàng cũng đã đồng tình nhưng không biết khi nào mới chính thức áp dụng bởi có thể ảnh hưởng đến lượng kiều hối do không đáp ứng được mức lãi suất như kỳ vọng. Thực tế cho thấy, chính sự chênh lệch lớn giữa mức lãi suất trong nước (hiện tại là 4,5% hoặc 5%) và lãi suất ngoài nước (chẳng hạn như tại Mỹ chỉ từ 1,5% đến 2%) đã khiến nhiều việt kiều mang USD về Việt Nam nhờ người nhà gửi tiền vào ngân hàng, làm cho số lượng USD tại ngân hàng tăng lên và đây là mặt trái của vấn đề.

Chứng khoán hưởng lợi

Cũng theo TS. Alan T.Pham, lượng USD chiếm tỷ lệ khoảng 25% tổng số lượng tiền gửi trong ngân hàng. Đây là tỷ lệ khá cao nhưng vẫn thấp hơn ở Lào là 50%, Campuchia 90% nên vẫn có thể lật ngược tình thế để khôi phục lại giá trị của tiền đồng.

Vấn đề hiện nay là làm thế nào để người sở hữu USD không thể bám vào mức lãi suất cao khi gửi tiền. Khi đó, họ sẽ buộc phải chuyển từ USD sang tiền Việt để hưởng mức lãi suất cao hơn, như 14% hay 15% chẳng hạn; hoặc mau chóng tìm một kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, chứng khoán… nhảy vào. “Với lượng USD trong dân hiện nay được ước tính có thể lên đến 30 tỷ USD hoặc thậm chí là 40 tỷ USD, chỉ cần một ít trong số này tìm đến TTCK thì xem như TTCK được hưởng lợi trong ngắn hạn, dù không nhiều”, Tiến sĩ Alan T.Pham nói.

Theo chuyên viên phân tích Trần Thị Phương Đông (Công ty CP Chứng khoán SJC), thị trường vàng, đô la và chứng khoán luôn có sự liên thông. Với hàng loạt biện pháp mạnh kiểm soát lại thị trường vàng, thị trường ngoại tệ và hạn chế dần tình trạng đô la hóa nền kinh tế của Chính phủ, dân đầu cơ chắc chắn sẽ né hai lĩnh vực này và thị trường còn lại, tức TTCK đương nhiên hưởng lợi. Tuy nhiên do TTCK thời gian qua gặp nhiều khó khăn nên đa số nhà đầu tư chủ yếu chờ TTCK có thêm thông tin hỗ trợ mới vào cuộc.

Hồ Doãn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Khi nào mới xử lý hành vi gian lận trong đấu thầu của Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc?

Khi nào mới xử lý hành vi gian lận trong đấu thầu của Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc?

(Thanh tra) - Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia phát hiện một nhân sự của Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc sử dụng bằng cấp giả mạo. Với hành vi này, tổ chuyên gia đã kết luận Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc đã có hành vi gian lận theo khoản 4, Điều 16 của Luật Đấu thầu năm 2023.

Chu Tuấn

15:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm