Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chủ động bình ổn nguồn thực phẩm

Thứ sáu, 22/07/2011 - 08:41

(Thanh tra)- Việc giá các loại thực phẩm thiết yếu như thịt lợn, thịt gia cầm, rau xanh tăng đột biến trong những ngày qua đã khiến thị trường thực phẩm của Việt Nam đối mặt với nhiều bất ổn. Vì vậy, có ý kiến cho rằng, cần triển khai ngay các chính sách về hỗ trợ 50% lãi suất cho việc đầu tư vào chăn nuôi; khoanh nợ, giãn nợ cho doanh nghiệp nông nghiệp; xử lý tình trạng mua vét nông sản của tiểu thương nước ngoài, đặc biệt là chủ động nguồn cung để bình ổn giá thực phẩm.

Nếu không chủ động nguồn cung, giá thực phẩm tại các chợ sẽ rất khó kiểm soát

Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, vừa qua ở miền Bắc và Hà Nội xảy ra tình trạng thiếu hụt, khan hiếm rau xanh cục bộ và tăng giá đột biến. Đặc biệt, tại các chợ nội thành Hà Nội, giá rau tăng mạnh như: Rau cải từ 10 - 12 nghìn đồng lên 15 - 20 nghìn đồng/kg; dưa chuột bao tử tăng từ 3.500 đồng lên 8.500 đồng/kg; cà chua đội giá từ 6 nghìn lên 12 - 15 nghìn đồng/kg; rau muống cũng tăng từ 2 - 2,5 lần… Tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, giá rau xanh cũng tăng 10 - 25% tùy từng chủng loại.

Đáng nói là, giá thịt lợn đua nhau thiết lập mặt bằng giá mới. Thậm chí, từ tháng 12/2010 - 6/2011, giá liên tục tăng và tăng cao. Cụ thể, giá thịt lợn hơi xuất chuồng loại máu ngoại tại miền Bắc trung bình từ 41.000 đồng trong tháng 1 lên bình quân trên 63.000 đồng/kg trong tháng 6, tăng 54,1%; loại lợn lai nuôi tại hộ gia đình giá cũng tăng ở các thời điểm tương tự từ 35.500 đồng lên 57.600 đồng/kg, tăng 62%. Thậm chí, tại miền Nam, giá thịt lợn xuất chuồng ở các trang trại tăng trung bình tới 71,2% (từ 36.500 đồng lên 62.500 đồng/kg)…

Tuy nhiên, theo một chủ trang trại lớn tại Đồng Nai, tháng 8 có thể sẽ thiết lập mặt bằng giá thịt lợn mới, bởi hiện giá con giống đang ở mức rất cao, khoảng 2 triệu đồng/con; gà vịt cũng tăng từ 65 - 150%. Thêm vào đó, giá thức ăn chăn nuôi gần như không bình ổn được. Hiện tại, hầu hết chủ trang trại không dám mở rộng quy mô.

 Theo Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, thương nhân nước ngoài thu gom nông sản trong nước hầu hết là không có giấy phép, phần lớn xuất qua đường tiểu ngạch nên rất khó kiểm soát. Hiện tình trạng mua vét nông sản, trứng gia cầm vẫn diễn ra nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý.


Các chuyên gia đánh giá, nguyên nhân của việc tăng giá chủ yếu là do sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa; giá đầu vào tăng cao; doanh nghiệp và người nông dân khó tiếp cận vốn vay và lãi suất vay cao; đồng thời, việc lưu thông phân phối sản phẩm thực phẩm nói chung còn nhiều bất cập. Dự báo, phải đến khoảng tháng 10 tới, giá rau có thể chững lại và giảm nhẹ. Đối với thịt lợn, dự báo, từ giữa tháng 7, thị trường trong nước sẽ thiết lập mặt bằng giá mới, thấp hơn 10 - 15%.

Bà Trần Thị Miêng, Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) đề xuất, để đáp ứng điều tiết cung cầu mặt hàng thực phẩm, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước có chính sách ưu tiên riêng cho ngành nông nghiệp, đặc biệt đối với lĩnh vực chăn nuôi. Cụ thể, cần khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho các doanh nghiệp, chủ trang trại chăn nuôi, người chăn nuôi vay đầu tư vào sản xuất. Bên cạnh đó, các chương trình bình ổn giá ở các TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cần thực hiện ký kết hợp đồng thu mua hàng tại chân hàng, tổ chức mạng lưới bán hàng bình ổn không chỉ tập trung tại siêu thị lớn mà cần tăng điểm bán lưu động tại các chợ dân sinh, tập trung đông dân cư. Các địa phương cần tăng cường kiểm soát giá bằng những hoạt động cụ thể, chú ý đến việc tổ chức liên kết chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ nhằm bảo đảm nguyên liệu chế biến xuất khẩu lẫn thị trường nội địa.

Riêng mặt hàng rau xanh, các chuyên gia cho rằng, phải đẩy mạnh ngay việc gieo trồng vụ rau Hè - Thu, chủ động tưới tiêu vùng rau tập trung quy mô lớn, đa dạng chủng loại để cung cấp đủ cho thị trường trước mắt. Về lâu dài, cần quy hoạch các vùng rau tập trung; đầu tư xây dựng diện tích rau có mái che (ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, sâu bệnh); đẩy mạnh áp dụng VietGap trong sản xuất rau an toàn cung cấp nguồn hàng hóa chủ lực cho thị trường.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, sẽ tìm mọi giải pháp thúc đẩy sản xuất, tăng nguồn cung cho thị trường trong nước. Bộ sẽ bàn bạc với các bộ, ngành khác để tìm biện pháp hỗ trợ cho người nông dân phát triển sản xuất. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần thông tin rõ ràng về thị trường, tình hình dịch bệnh, công khai chất lượng rau xanh… để thị trường tự điều tiết về cung cầu. “Bộ NN&PTNT sẽ có báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ để có chỉ đạo về kiểm soát, bình ổn giá sớm nhất”, ông Phát nói. 

 Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hoàn thành việc đối chiếu sinh trắc học đối với khách hàng trước ngày 1/1/2025

(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, ngày 15/12, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng (TCTD), Napas và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt.

Nguyễn Điểm

17:59 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm