Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Chìm nghỉm” giữa thị trường

Thứ bảy, 15/09/2012 - 16:02

(Thanh tra) - Nhìn lại bình ổn giá (BOG) năm 2011, có ý kiến nói rằng, với số tiền 475 tỷ đồng BOG, các doanh nghiệp dự trữ lượng hàng đáp ứng 10% so với tổng nhu cầu 9 nhóm hàng trong một tháng. Có nghĩa, lượng hàng tham gia bình ổn rất nhỏ so với nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô và như vậy, giá cả vẫn do thị trường điều tiết.

Nhờ duy trì liên tục và ổn định hàng bình ổn, CPI Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh giữ được mức thấp hơn cả nước

Gắn bó với ngành Thương mại Hà Nội hàng chục năm qua, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú cho rằng, Chương trình BOG của Hà Nội không thành công do cách thức tổ chức, quản lý chưa tốt…

Theo ông Phú, yếu tố dẫn đến việc không thành công do thực hiện Chương trình BOG là trở lại thời kỳ kinh tế phi thị trường, có nghĩa, chương trình đã tạo cơ chế bao cấp, cơ chế xin - cho giữa đơn vị được tham gia bình ổn và đơn vị không được tham gia. Hơn nữa, việc điều hành giá các mặt hàng bình ổn cứng nhắc, không linh hoạt bởi khi giá cả lên xuống, doanh nghiệp phải có văn bản trình Sở Tài chính, Công thương xin chấp thuận và khi các đơn vị này đồng ý thì giá lại thay đổi. Theo đó, việc lựa chọn 9 nhóm hàng để bình ổn (gạo trắng thường, thịt lợn, thịt gà vịt, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, thủy hải sản đông lạnh, dầu ăn, đường, rau củ) chưa phù hợp với nhu cầu cuộc sống, bởi đa phần các mặt hàng này thường được người dân mua ngoài chợ truyền thống đảm bảo tươi sống; chỉ duy nhất mặt hàng dầu ăn là có hiệu quả. Có những thời điểm, hàng BOG bị tư thương lợi dụng vào mua (nhất là dầu ăn) khiến hàng bình ổn không đến đúng tay đối tượng.

Còn nhiều lý do khác như không loại trừ khả năng doanh nghiệp được vay vốn chương trình lại sử dụng mục đích khác, cơ quan chức năng không kiểm soát được. Ngay cả hàng dự trữ cũng không được kiểm soát chặt chẽ... khiến công tác BOG không đi đúng mục đích.

Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cũng đưa ra kinh nghiệm của một số nước thực hiện BOG như để doanh nghiệp tự chi tự thu trong công tác BOG nhằm tạo cạnh tranh trên thị trường. Hoặc Nhà nước điều tiết bằng cách dùng cả nguồn vốn BOG thực hiện bình ổn một mặt hàng ở một thời điểm nhất định, khi mặt hàng đó bị biến động giá, nhằm áp đảo thị trường. Còn nếu muốn hỗ trợ người tiêu dùng khi giá thị trường biến động thì hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho người nghèo

Minh Hương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm