Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cẩn trọng với Enrofloxacin trong tôm

Thứ bảy, 26/03/2011 - 22:29

(Thanh tra) - Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu tháng 3/2011, cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đã quyết định kiểm tra 30% số lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam về chỉ tiêu kháng sinh Enrofloxacin do phát hiện chất này từ các lô hàng thủy sản xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan…

Tính đến thời điểm này, chưa có lô hàng thủy sản nào của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị cảnh báo có chứa kháng sinh Enrofloxacin.


Enrofloxacin là chất kháng sinh có mặt trong các sản phẩm thuốc thú y nhập khẩu từ Trung Quốc để trị bệnh nhiễm trùng cho gia súc, gia cầm. Trong thủy sản, Enrofloxacin được sử dụng để kiểm soát môi trường và phòng trị bệnh cho tôm.


Mới đây, VASEP đã nhận được danh sách các hóa chất, kháng sinh, phụ gia giới hạn sử dụng trong sản phẩm thủy sản của Nhật Bản, trong đó quy định mức giới hạn của Enrofloxacin dưới 0,1ppm. Tại Việt Nam, từ cách đây 1 năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Thông tư số 15/2009 hướng dẫn Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng. Enrofloxacin nằm trong danh mục các hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong kinh doanh, sản xuất thủy sản với hàm lượng giới hạn là 0,1ppm.


Tuy nhiên, theo VASEP, hiện nay các sản phẩm có chứa kháng sinh Enrofloxacin vẫn đang bị sử dụng tại các vùng nuôi nguyên liệu, thời gian tồn lưu của hoạt chất này trong tôm và môi trường sạch ít nhất 2 tuần kể từ khi ngừng sử dụng. Điều đáng lo ngại là do thói quen, người nuôi chỉ ngừng dùng thuốc khi chuẩn bị thu hoạch tôm nên khả năng tồn lưu chất này trong sản phẩm tôm khá cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm tôm.


Để tránh tình trạng các lô tôm Việt Nam bị nhiễm Enrofloxacin và việc Nhật Bản nâng mức kiểm tra kháng sinh này lên 100% các lô hàng, theo VASEP, các doanh nghiệp cần tiến hành kiểm soát chặt chẽ hơn kháng sinh Enrofloxacin tại nguồn nguyên liệu đầu vào, đồng thời khoanh vùng các lô sản phẩm nghi ngờ, cập nhật danh sách các chất cấm hoặc hạn chế sử dụng do thị trường nhập khẩu ban hành để chủ động với các tình huống xảy ra.


Trong một diễn biến khác, theo ý kiến đánh giá của một số chuyên gia, động đất và sóng thần xảy ra tại Nhật Bản khiến toàn bộ giao dịch kinh doanh thủy sản bị đứt quãng nên từ nay đến tháng 6, tình hình xuất khẩu thủy sản (nhất là sản phẩm tôm) có thể sẽ khó khăn hơn.


Theo phản ánh của các nhà xuất khẩu thủy sản Nhật Bản, nhiều container hàng của họ chờ xuất khẩu bị hỏng hoặc thất lạc do mất điện, ngập nước… Một số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cũng cho biết, hiện nay họ không thể liên lạc được với đối tác do toàn bộ hệ thống điện bị sự cố, hoạt động kinh doanh bị đảo lộn. Nhiều nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam lo lắng tình hình xuất khẩu sang thị trường này sẽ gặp nhiều trở ngại do nhu cầu thủy sản của người dân giảm, giá các mặt hàng thủy sản cao cấp cũng giảm theo, khâu thanh toán có thể bị thay đổi…

ĐD

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024
SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

PV

11:41 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm