Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 21/06/2011 - 08:57
(Thanh tra)- Lãi suất trên thị trường liên Ngân hàng (NH) từ cuối tháng 5 đến nay đã có xu hướng “hạ nhiệt”, nhưng lãi suất huy động và cho vay VND của các NH thương mại (TM) vẫn ở mức cao, làm gia tăng nợ xấu.
Nợ xấu tăng cao
Hiện, lãi suất qua đêm của thị trường liên NH dưới 13%/năm (thấp hơn trần lãi suất huy động 14%/năm). Kỳ hạn giao dịch trên thị trường này cũng kéo dài hơn (phổ biến nhiều NHTM thỏa thuận kỳ hạn cho vay từ 6 - 8 tháng). Điều này cho thấy, thanh khoản của các NHTM đã cải thiện rõ rệt. Vấn đề đáng quan tâm là, lãi suất cho vay VND không có chiều hướng tăng nhưng vẫn tương đối cao. Theo số liệu mới nhất của NH Nhà nước (NN), lãi suất huy động bình quân VND của các NHTM hiện nay 15,5%/năm, lãi suất cho vay VND 18,74%/năm, tăng 3,74% so với năm 2010; cho vay sản xuất bình quân 18 - 19%/năm, phi sản xuất 22 - 25%/năm.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách tiền tệ của NHNN thời gian qua đã phát huy hiệu quả tích cực. Lãi suất đang có dấu hiệu đi xuống. NHNN cũng đã thể hiện quan điểm, lạm phát cao không thể có lãi suất thấp. Nhưng, về góc độ kinh tế vĩ mô, lãi suất cao đã đẩy các doanh nghiệp vào thế khó khăn, bộc lộ dấu hiệu nợ xấu, nợ quá hạn tăng lên ở các NHTM. Số liệu công bố của NHNN gần đây cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM cuối năm 2010 là 2,19%. Đến tháng 4/2011 là 1,7 và hiện nay 2,8%, tức bình quân tăng 0,8 - 0,13%/tháng. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết, nếu tính cả nợ ngoại bảng thì tỷ lệ nợ xấu thật sự khoảng 8%. Còn, theo công bố của Fitcch Ratings (Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam), tỷ lệ nợ xấu các NH Việt Nam 13% tổng dư nợ (theo chuẩn mực quốc tế).
Qua kiểm tra 19 NH cổ phần nhỏ và vừa cho thấy, tỷ lệ nợ xấu đang có khuynh hướng tăng. Nợ xấu gia tăng, có nguyên nhân là do năm nay dòng vốn bị siết chặt, các NHTM phải kéo giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất. Không vay được vốn, nhiều doanh nghiệp chây ì, chấp nhận chịu phạt vì biết trả nợ sẽ khó vay lại. Việc các NHTM lách luật huy động (trần lãi suất huy động 14%) và cho vay lãi suất quá cao lên đến 26 - 27%/năm (chưa kể các loại phí), khiến các doanh nghiệp, hộ sản xuất, không thể nào kinh doanh có lãi và khó bảo toàn được vốn vay.
Cần sự điều chỉnh linh hoạt và hợp lý
Theo Thống đốc NHNN, tình trạng lách luật huy động vốn và cho vay lòng vòng giữa các NHTM qua thị trường liên NH là nguyên nhân đẩy lãi suất huy động và cho vay trên thị trường thời gian qua lên cao, gây tác động không tốt cho thị trường tiền tệ. Từ đó, có thể dẫn đến hiện tượng thao túng trên thị trường tiền tệ, tạo nguy cơ rủi ro hệ thống NHTM. Để giúp ổn định thị trường lãi suất liên NH, mở ra cơ hội giảm lãi suất huy động và cho vay khách hàng trong thời gian tới, NHNN sẽ sớm nghiên cứu ban hành thông tư thay thế Quyết định 1310 về việc vay vốn giữa các NHTM với nhau. Theo đó, sẽ quy định rõ thời hạn vay vốn, mục đích sử dụng tiền vay, hạn mức và lãi suất cho vay.
NHNN cũng đã ban hành Công văn số 4605/NHNN-CSTT ngày 16/6/2011, yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), Hiệp hội NH Việt Nam phải thực hiện đúng quy định về lãi huy động tối đa bằng đồng Việt Nam là 14%/năm. Đồng thời, NHNN yêu cầu các TCTD phải tiết kiệm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất, áp dụng lãi suất cho vay ở mức hợp lý, nhất là đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ. Cơ quan Thanh tra, giám sát NH và các NHNN chi nhánh tỉnh, TP phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm TCTD vi phạm quy định về lãi suất huy động, cho vay, tăng trưởng tín dụng bằng biện pháp hạn chế phạm vi và địa bàn kinh doanh. Thậm chí, đình chỉ một số hoạt động NH, áp dụng tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh, xử lý hành chính đối với tổ chức và cá nhân vi phạm.
Thống đốc NHNN cũng đã có văn bản đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, TP phối hợp chỉ đạo, xử lý vấn đề lãi suất của các TCTD trên địa bàn.
Tuy nhiên, để các biện pháp trên thực sự có tác dụng, Hiệp hội NH Việt Nam cho rằng, NHNN nên có sự điều chỉnh lãi suất, mức khống chế tăng trưởng tín dụng, nhất là phi sản xuất phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm. Theo bà Dương Thu Hương, Tổng Thư ký Hiệp hội NH Việt Nam, 6 tháng đầu năm mới đi được hơn 1/3 chặng đường tăng trưởng tín dụng cả năm và chỉ tiêu tăng tổng phương tiện thanh toán cũng mới trên 1,6% trong “room” được phép 16%. Như vậy, còn dư địa để thực hiện chỉ tiêu theo Nghị quyết 11 từ nay đến cuối năm. Vì vậy, NHNN có thể triển khai linh hoạt hơn các chính sách tiền tệ. Cụ thể như, thời hạn đến 30/6/2011, dư nợ phi sản xuất xuống 22% là phù hợp, nhưng NHNN có thể xem xét lại tỷ lệ giảm 16% đến cuối năm vì nhiều NH đã ký hợp đồng dài hạn 2 - 5 năm. Nếu để thực hiện đúng lộ trình quy định của NHNN, sẽ khó khăn cho nhiều NHTM.
Hiện nay, mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay của các NHTM là cao, nhiều NH lên tới 7% (nếu huy động 14% + 7% =21%/năm), chưa kể một số khoản thu phí vô lý khác nên các NHTM có huy động cao vẫn không lỗ, thậm chí lãi cao. Với lãi cho vay cao, người vay khó bảo toàn được vốn vì làm ăn không có lãi, thậm chí rủi ro cho NH, nhưng các NH đã nắm được “đường cán” tài sản thế chấp của khách hàng (tài sản thế chấp luôn được định giá ở mức thấp và khi cho vay chỉ bằng 50 - 60% mức định giá này), cần thiết có thể phát mãi không lo mất vốn. Điều này, khiến cho khách hàng thiệt đơn, thiệt kép và dễ bị phá sản.
Hà Phong
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Đông Hà
19:52 15/12/2024Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân