Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 31/01/2012 - 10:24
(Thanh tra)- Thời gian qua, tình trạng vượt rào lãi suất huy động vốn tái diễn mạnh với nhiều hình thức “lách luật” tinh vi và kín đáo hơn, khiến lãi suất cho vay tiếp tục bị đẩy lên cao. Thực trạng này đang khiến mục tiêu kéo giảm lãi suất cho vay xuống 10%/năm trong năm 2012 theo yêu cầu của Chính phủ và Ngân hàng (NH) Nhà nước (NN) gặp nhiều khó khăn.
*Khó hạ được lãi suất cho vay xuống 10%/năm.
Nợ xấu, rủi ro thanh khoản gia tăng
Tại 2 TP lớn là Hà Nội và TP HCM nhiều NH thương mại (TM) nhỏ vì huy động vốn khó khăn, thậm chí sụt giảm đã đẩy lãi suất huy động lên tới 17 - 20%/năm vượt trần lãi suất quy định của NHNN (14%/năm) bằng nhiều hình thức tinh vi và kín đáo hơn, như: Chi hoa hồng môi giới, chi trả lãi suất ngoài sổ tiết kiệm, áp dụng các chương trình khuyến mại, quay số trúng thưởng, gửi vàng có kỳ hạn, gửi vàng số lượng lớn để nhận lãi suất cao… Nhiều NH đến tận nhà khách hàng mặc cả lãi suất tiền gửi cao để hút vốn. Thậm chí có cả những đường dây cò móc nối giữa các NH và khách hàng để huy động vốn. Tình trạng này khiến lãi suất huy động thực tế của NH tăng lên, gây xáo trộn thị trường tiền tệ, ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất và gây khó khăn cho các NHTM chấp hành nghiêm quy định lãi suất của NHNN.
Theo lãnh đạo một NHTM, trên thực tế, kỷ cương lãi suất huy động chỉ giữ được khi có Chỉ thị 02 ngày 7/9/2011 của NHNN về chấn chỉnh hoạt động huy động vốn của các NH và tổ chức tín dụng đến hết tháng 9/2011. Đây là thời điểm NHNN thực hiện kiểm tra, thanh tra gắt gao việc thực hiện Chỉ thị 02, một số cá nhân, tổ chức tín dụng ở các chi nhánh, phòng giao dịch ở một số địa phương có vi phạm bị xử lý nghiêm. Riêng, Chi nhánh NHNN TP HCM đã kiểm tra, thanh tra trên 100 NH, tổ chức tín dụng và xử lý 62 đơn vị có vi phạm. Còn, từ tháng 10/2011, đặc biệt là tháng 12/2011 đến nay, do việc kiểm tra, thanh tra của hệ thống NHNN lơi lỏng khiến các NHTM đang “lách luật” huy động lãi suất.
Tình trạng này không chỉ gây lộn xộn thị trường NH mà đáng lo là nguy cơ nợ xấu, rủi ro thanh khoản của các NH gia tăng. Bởi vốn huy động hiện nay chủ yếu là vốn ngắn hạn, thậm chí có NH vì cần vốn đã đưa ra những sản phẩm kỳ hạn quá ngắn, như 1 tuần, thậm chí 1 ngày để hút vốn. Giám đốc một NHTM cho biết, bình quân kỳ hạn tiền gửi của chi nhánh NH nơi ông làm việc chỉ khoảng 2 tháng, trong khi vẫn phải cho vay trung, dài hạn khiến người sử dụng vốn làm ra lợi nhuận không đủ trả nợ lãi vay, thua lỗ dẫn đến gia tăng nợ xấu, nợ khó đòi.
Chặn đầu vào sẽ khống chế được đầu ra
Nguyên nhân khiến các NH “lách luật” đẩy lãi suất lên cao để huy động vốn là do các NH nhỏ luôn trong tình trạng “đói vốn”, thiếu thanh khoản. Đây là hệ lụy từ việc tăng trưởng tín dụng cao hơn tổng phương tiện thanh toán; nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, nợ xấu, nợ khó đòi nhiều... nên nguồn quay vòng khó khăn. Đặc biệt từ khi áp trần lãi suất huy động, nguồn vốn của các tổ chức tín dụng và dân cư chuyển dần sang các NHTM lớn nên các NHTM nhỏ càng sụt giảm về vốn. Cuối năm nhu cầu rút tiền mặt của các cơ quan, doanh nghiệp và người dân tăng mạnh nên nhiều NH phải đẩy lãi suất lên cao vượt trần để hút vốn tạo nguồn trả khách hàng dù biết là trái luật. Thị trường liên NH (thị trường 2) gần đây dường như tê liệt, ít có giao dịch do các NH nhỏ vay nhưng đến hạn không chịu trả nợ nên các NHTM lớn vốn là chủ nợ như VCB, BIDV, Agribank… hạn chế bơm vốn qua thị trường này. Việc vay vốn của các NH trên thị trường 2 cũng ngày càng khó khăn hơn vì không đáp ứng được yêu cầu phải có tài sản thế chấp của các NH lớn để tránh bị khất nợ khi đến hạn trả nợ…
Trong khi đó, việc thành lập công ty quản lý và khai thác nợ (AMC) trực thuộc NH của nhiều NHTM nhỏ nhằm xử lý nợ xấu nhưng không ít NHTM đã lợi dụng, biến thành công ty “sân sau” núp bóng mua bán nợ thực hiện cả các nghiệp vụ tín dụng vào các lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản, chứng khoán… Nhiều NHTM đã qua mặt NHNN nhằm thoát được “cửa chặn” tín dụng phi sản xuất và “room” tăng trưởng tín dụng chung 20% để lũng đoạn, nhằm kiếm lợi nhuận. Điều này càng khiến cho nợ xấu, thiếu thanh khoản gia tăng. Vòng luẩn quẩn này khó có thể hạ được lãi suất cho vay xuống dưới 10% trong năm nay.
Để giải quyết được tình trạng trên, Nhà nước cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nghiệp vụ để điều hòa vốn giải quyết thanh khoản cho NH gặp khó khăn; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Chỉ thị 02 của NHNN và xử lý nghiêm những đơn vị vi phạm… Vấn đề bức thiết nhất hiện nay là cần ban hành trần lãi suất cho vay, một khi đã khống chế được đầu vào sẽ chặn được đầu ra và mới có cơ hội để kéo giảm lãi suất cho vay xuống 10%/năm trong năm 2012 theo yêu cầu của Chính phủ và NHNN.
Minh Phong
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà