Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bất động sản vẫn… bất động

Thứ tư, 20/06/2012 - 06:31

(Thanh tra) - Thị trường bất động sản (BĐS) đang ở giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng, sự đình đốn trong giao dịch khiến cho nhiều dự án nhà ở “trùm mền”, lượng hàng tồn kho ngày càng “phình”, khoản lỗ của các doanh nghiệp không ngừng tăng. Thị trường đang trông chờ vào điều kỳ diệu?

Thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh đang lâm vào cảnh công trường vắng vẻ (Ảnh phối cảnh minh họa)

Bế tắc căn hộ cao cấp

Dự án New Pearl Residence được khởi công cuối năm 2009 từng là tâm điểm chú ý trong giới kinh doanh địa ốc vì có vị trí đắc địa trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Dự án đối diện siêu thị Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu, với khuôn viên rộng hơn 2.200m2. Công trình gồm một đơn nguyên với 18 tầng nổi, 2 tầng hầm, tổng diện tích sàn khoảng 14.500m2, cung cấp cho thị trường 120 căn hộ cao cấp. Tổng vốn đầu tư xây dựng 700 tỷ đồng. Mở bán vào tháng 6/2010, với giá bán lên tới gần 90 triệu đồng/m2, dự án căn hộ này được xem là sản phẩm căn hộ hạng sang tại trung tâm TP được nhiều khách hàng chú ý.

Tuy nhiên, sau đợt mở bán đầu tiên, thông tin về 2 đợt mở bán tiếp theo rất im ắng. Và hiện nay, khi đi ngang qua 192 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa vẫn chỉ thấy một công trình ngổn ngang, mới xây lên tới tầng 2. Không còn một bóng công nhân nào. Toàn bộ các thiết bị xây dựng đã được di dời, chỉ còn lại những cọc sắt lô nhô không được che đậy.

Có một thời những cuộc đổ bộ, những làn sóng tràn vào mua căn hộ cao cấp khiến cho thị trường này trở thành tâm điểm cho giới kinh doanh. Những khoản lợi nhuận khổng lồ từ mua bán căn hộ cao cấp khiến cho không ít “đại gia” địa ốc lao vào vòng xoáy đầu tư với số vốn vay hàng ngàn tỷ đồng và hậu quả bây giờ mắc cạn với khoản lãi vay phải trả rất lớn.

Hàng loạt dự án căn hộ cao cấp như Dự án The Everich II của PDR với 3.125 căn hộ nhưng đầu ra gần như bế tắc vì giá đến 31 triệu đồng/m2. Dự án Sunrie City, quận 7, cũng lâm vào cảnh tương tự, dù quyết định cho khách hàng vào “sống thử”, sau hai năm mới lấy tiền.
 
Nợ từ hàng tồn kho

Sự bế tắc của dòng căn hộ cao cấp khiến không ít doanh nghiệp đã phải từ bỏ chiến lược phát triển dòng sản phẩm này. Một số doanh nghiệp bắt đầu chuyển sang phân khúc trung bình.

Sau bài học Sunrie City, quận 7, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa (Novaland) đang lên kế hoạch lấn sân vào phân khúc căn hộ trung bình. Novaland dự định sẽ phát triển 2 khu căn hộ có giá trung bình tại quận 9.

Thế nhưng, điều lo ngại của thị trường BĐS là số lượng hàng tồn kho khổng lồ của các đại gia địa ốc. Báo cáo tài chính Quý I năm nay của các doanh nghiệp cho thấy, các thông tin kinh tế không mấy sáng sủa của các doanh nghiệp có kinh doanh BĐS.

“Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, bên cạnh việc các cơ quan liên quan phải triển khai ngay Nghị quyết 13 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, thì chính các doanh nghiệp BĐS cần rút ra được bài học và thấy được trách nhiệm của mình trong chiến lược đầu tư sai lầm và thiếu hợp lý.”.

Công ty CP Đầu tư - kinh doanh nhà (ITC) lỗ 137,3 tỷ đồng, hàng tồn kho 1.739 tỷ đồng; Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) lỗ 39,83 tỷ đồng, hàng tồn kho 2.685,4 tỷ đồng (cuối năm 2011 là 2.590 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 (NTB) lỗ hơn 1,1 tỷ đồng, hàng tồn kho 1.136,5 tỷ đồng; Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 lỗ 8,94 tỷ đồng, hàng tồn kho 1.168 tỷ đồng. Một đại gia khác, Hoàng Anh Gia Lai, số lượng hàng tồn kho 4.676 tỷ đồng (cuối năm 2011 là 4.448 tỷ đồng). HAGL đang có chủ trương giảm giá căn hộ nhằm mục đích đẩy lượng hàng tồn.

Đây chỉ là những con số được các doanh nghiệp BĐS công khai trên thị trường. Thực tế nhiều doanh nghiệp chưa công khai các số liệu. TP. Hồ Chí Minh hiện có gần 20.000 doanh nghiệp kinh doanh BĐS, số lượng căn hộ còn tồn đọng từ các đơn vị tư vấn công bố đến cuối năm 2011 là hơn 18.000 căn. Nhiều doanh nghiệp BĐS đã phải tạm dừng dự án, thu hẹp môi trường kinh doanh do áp lực lãi suất vay rất lớn nhưng đầu ra sản phẩm bế tắc.

Thực lực kinh tế mỏng, phần lớn nguồn vốn dựa vào  ngân hàng, trong khi lãi suất và chính sách liên tục biến động là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất ổn của thị trường BĐS.

Chính sách nới lỏng tín dụng BĐS của Chính phủ đặc biệt là thông tin BIDV bơm ra 6.000 tỷ đồng để hỗ trợ thị trường BĐS cũng chưa thể vực dậy ngay thị trường này.

Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, bên cạnh việc các cơ quan liên quan phải triển khai ngay Nghị quyết 13 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, thì chính các doanh nghiệp BĐS cần rút ra được bài học và thấy được trách nhiệm của mình trong chiến lược đầu tư sai lầm và thiếu hợp lý.


Sỹ Nguyễn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024
Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.

Trần Quý

18:29 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm