Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 07/01/2011 - 23:59
(Thanh tra)- Tái cấu trúc doanh nghiệp (DN) để phát triển bền vững, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đang là một yêu cầu bức thiết.
Tăng sức cạnh tranh quốc gia
Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt đang đứng thứ 100 về chỉ số kinh tế tri thức KI/KEI, với 3,51 điểm, thua các nước trong khu vực như Singapore 8,44 điểm (xếp thứ 19) hay Thái Lan 5,51 điểm (xếp thứ 63)… Tuy nền kinh tế quốc gia đang trong giai đoạn phát triển nhanh, nhưng cũng bộc lộ nhiều nhược điểm, do thiếu sự đồng bộ của nhiều ngành nghề địa phương và thiếu đồng bộ trong công tác quản lý từ vi mô đến vĩ mô. Do đó, tái cấu trúc nền kinh tế quốc gia, tái cấu trúc chiến lược phát triển các vùng miền và tái cấu trúc chiến lược kinh doanh của từng DN đang là vấn đề bức thiết. Việc tái cấu trúc giúp DN vượt qua khó khăn trước mắt, hoạt động hiệu quả, phát triển nhanh và vững chắc trong 5 - 10 năm tới. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, xác định rõ các cơ hội cũng như rủi ro, hiểu rõ đối tượng mục tiêu và các đối tác. Ngoài ra, cần phải thẩm xét điểm mạnh và yếu về nhân lực, tài lực, vật lực của chính mình.
Việt Nam đã tham gia WTO, sự giao thương và các ảnh hưởng đến từ bên ngoài mạnh mẽ hơn. Đó là chưa nói đến nhiều yếu tố ảnh hưởng về các vấn đề chính trị - ngoại giao và quan hệ quốc tế ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến nền kinh tế, hoạt động của các DN và tâm lý của nhà đầu tư. Tái cấu trúc nền kinh tế quốc gia sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc phát triển vùng miền, nên việc các địa phương đua nhau lập khu công nghiệp - khu chế xuất cần phải dựa trên đặc điểm riêng, phân tích các yếu tố môi trường cạnh tranh, môi trường kinh doanh, đối tượng… để hoạch định các chính sách đầu tư phù hợp.
Từ yêu cầu tái cấu trúc sản phẩm cho phù hợp điều kiện và môi trường cạnh tranh mới, sẽ dẫn đến tái cấu trúc hệ thống nhân sự, các mô hình tổ chức và đương nhiên tái cấu trúc về tài chính và đầu tư. Đây là một chuỗi liên thông, cần chú ý đến thứ tự và mức độ xét trên từng đối tượng cụ thể. Để làm tốt, đòi hỏi DN phải nhanh chóng cập nhật thông tin, có khả năng tổng hợp, phân tích, xử lý quyết liệt và phản ứng linh hoạt với nhiều giải pháp tối ưu.
Minh bạch, rõ ràng về tài chính
Chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam, bà Vichtoria kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, để tăng trưởng tốt cần phải tách bạch vai trò quản lý của Nhà nước. Loại bỏ những ưu đãi về vốn và đất đai, buộc DN Nhà nước phải cạnh tranh, tạo sự bình đẳng với các DN khác. Bên cạnh đó, cũng cần buộc các tập đoàn, DN Nhà nước thực hiện quản trị tiêu chuẩn quốc tế, minh bạch hóa thông tin, báo cáo kiểm toán… Không nên để tình trạng DN Nhà nước vừa kinh doanh kiếm lợi nhuận, vừa thực hiện nghĩa vụ công vì 2 nhiệm vụ này không thể lúc nào cũng gắn kết với nhau. Chính những hạn chế này của nền kinh tế khiến chất lượng tăng trưởng không theo cùng tốc độ, mức độ thịnh vượng chung trong khu vực còn thấp, tham nhũng vẫn ở mức cao. Cụ thể, theo thống kê tiền lương trung bình của Việt Nam chỉ ở mức 48,72 USD, trong khi Nhật Bản 2.000 USD, Singapo hơn 2.000 USD, Thái Lan 156 USD/tháng…
Thời gian qua, nhiều doanh nhân đã mạnh dạn chấp nhận rủi ro, nắm bắt và khai thác được các cơ hội quý trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế để phát triển DN. Tuy nhiên, do quá “say” tốc độ, một số doanh nhân đã có những quyết định vội vàng, không kiểm soát và không lường trước được diễn biến thị trường, nên đầu tư mà không nghiên cứu nhu cầu thị trường, không tính toán và có chiến lược rõ ràng, dẫn đến mất cân đối cán cân vay trả, công nợ phải thu, phải trả, mất kiểm soát dòng tiền. Ngoài ra, DN cũng chạy theo ngắn hạn và sự vụ, dẫn đến làm rối công tác quản trị, thị trường, hệ thống chuỗi cung ứng và sản xuất, chiến lược ngành hàng, công nợ và nguồn nhân lực, nên dễ rơi vào khủng hoảng.
Vốn - Yếu tố sống còn của doanh nghiệp
Giải quyết vốn luôn là bài toán lớn của các DN ở mọi giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn hiện nay. Nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính, các chính sách thắt chặt, cởi mở từng phần, tùy lúc linh hoạt hiện nay của Việt Nam đã giúp giảm thiểu hiệu ứng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế, kiểm soát lạm phát, nợ công và nợ xấu…
Để giải bài toán vốn hiện nay (tùy vào tình hình cụ thể của từng DN) các chuyên gia khuyến cáo, cần lưu ý một số giải pháp sau: Tăng cường kiểm soát dòng tiền và tiền mặt; hạn chế các khoản chi lớn, nên chia nhỏ và chi nhiều lần; bán hàng theo tỷ giá (bảo đảm tính linh hoạt với các loại hàng phải nhập khẩu); tăng cường các chương trình hợp tác; hạn chế thanh toán bằng tiền, chuyển qua hàng đổi hàng, dịch vụ đổi dịch vụ hay tổ hợp của các loại hình này; vận động các chính sách tiết kiệm triệt để trong nội bộ; vận động các hình thức thanh toán lương nhiều lần; chuyển đổi loại hình lương thưởng, cổ phần, cổ tức ưu đãi các chương trình đặc thù của các ngân hàng, hay chia nhỏ để bán cổ phần cho các quỹ, đối tác và thậm chí cả thị trường OTC; sử dụng tốt các nguồn hỗ trợ, bảo đảm uy tín việc thanh toán đúng hạn để tiếp nhận sự hỗ trợ mới…
Anh Thái
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Đông Hà
19:52 15/12/2024Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân