Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 20/04/2012 - 14:40
(Thanh tra) - Dự thảo Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), định hướng chung là tiếp tục phát triển mạnh ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, có thị trường trên cơ sở phát huy thế mạnh vùng, miền.
Nông nghiệp hàng hóa vẫn cần phải công nhận sự cần thiết của nông nghiệp quy mô nhỏ
Đồng thời, tập trung tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả; phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa nông sản. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia của các tổ chức quốc tế cho rằng, việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp không thể chỉ chú trọng vào tăng giá trị xuất khẩu, mà cần phải tính đến nhiều yếu tố liên quan.
Theo đó, đến năm 2020, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân của ngành Trồng trọt đạt 3%/năm; ngành Chăn nuôi đạt 7- 8%/năm; ngành Thủy sản đạt khoảng 11%/năm; ngành Lâm nghiệp là 4%/năm. Đặc biệt, việc tái cơ cấu đó nhằm hướng đến mục tiêu “trở thành một cường quốc xuất khẩu nông sản”.
Để tái cơ cấu, Đề án xác định phải chú trọng chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo từng lĩnh vực. Cụ thể, trong nông nghiệp, ưu tiên đầu tư giống cây trồng, vật nuôi phục vụ chuyển đổi cơ cấu; các dự án phòng, chống sâu bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong thủy sản, tăng đầu tư hạ tầng vùng nuôi tập trung, giống thủy sản; phát triển hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và giám sát dịch bệnh; đầu tư các dự án cảng cá, khu neo đậu. Lĩnh vực lâm nghiệp sẽ ưu tiên đầu tư giống cây lâm nghiệp, phát triển dịch vụ môi trường rừng. Ở lĩnh vực thủy lợi sẽ tập trung vốn cho các dự án hoàn thành; ưu tiên nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư; phát triển ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm; ưu tiên đầu tư công trình hệ thống hơn là công trình đầu mối.
Bên cạnh đó, các giải pháp khác cũng được đưa ra là: Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, phát triển các thành phần kinh tế và tiếp tục đổi mới chính sách.
Chú trọng nhiều mục tiêu
Quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Việt Nam mà Bộ NN&PTNT đang cân nhắc là một hướng đi đúng. Tuy nhiên, theo đa số các chuyên gia thế giới, định hướng tái cơ cấu ngành Nông nghiệp được nêu trong Dự thảo còn tập trung vào nhiều mục tiêu liên quan đến từng ngành hàng riêng biệt, mà thiếu đi các nội dung về các chính sách cần thiết để nâng cao vị thế của người nông dân.
Bà Victoria Kwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói: “Cần xem kế hoạch tái cơ cấu ngành Nông nghiệp thế nào cho phù hợp. Trong đó có tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước, tăng cường đầu tư tư nhân, tăng cường đầu tư nước ngoài… Cần cung cấp cho các nhà tài trợ, các đối tác như chúng tôi thấy thông tin cụ thể hơn về môi trường chính sách để tái cơ cấu ngành Nông nghiệp”.
Đại diện Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) cho rằng, việc tái cơ cấu tập trung nhiều vào xuất khẩu hàng hóa như bản Dự thảo Đề án đưa ra với mục tiêu muốn xây dựng hình ảnh Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản mạnh là chưa đủ. Cần phải tính đến nhiều mục tiêu khác liên quan, mà một trong những mục tiêu quan trọng là bảo vệ môi trường sống của các loài động vật, đảm bảo đa dạng sinh học.
Hiện nay, môi trường những khu vực rừng ngập mặn, Đồng bằng sông Cửu Long đang bị ảnh hưởng nặng nề và thiếu kiểm soát. “Việc tái cơ cấu nông nghiệp là hướng đến xây dựng hình ảnh một Việt Nam phát triến bền vững, chứ không thể chỉ chú trọng vào xuất khẩu nông sản”, chuyên gia này góp ý.
Theo ông Shimzu Akira, Phó trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, một nghiên cứu của JICA cho thấy, sức tiêu thụ các mặt hàng nông sản trong nước của Việt Nam ngày càng tăng. Bên cạnh đó, với những tiềm năng hiện có, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một địa điểm chế biến thực phẩm cho cả khu vực.
Tuy nhiên, một trong những thách thức đối với công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam chính là mức độ an toàn thấp cả đối với nguyên liệu thô và nguyên liệu đã qua chế biến. Chính vì vậy, ông Shimzu Akira tham vấn: Việc đảm bảo quá trình sản xuất, canh tác đảm bảo an toàn cùng với hệ thống thanh kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm là điều then chốt để ngành Nông nghiệp Việt Nam thu hút vốn FDI.
Không bỏ rơi nông hộ nhỏ lẻ
Một trong những định hướng thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp là chuyển nhanh sản xuất sang quy mô lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế khuyến cáo Đề án tái cơ cấu cần xem xét đến việc quan tâm đúng mức tới những hộ nông dân nhỏ lẻ.
Đại diện của tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) cho rằng, giải pháp để tổ chức sản xuất theo quy mô lớn, phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới là cần thiết. Nhưng, trong quá trình đó, cần quan tâm đến sự phát triển của những hộ nông dân nhỏ.
Chuyên gia của Oxfam, một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực phát triển nông thôn, tại Việt Nam, bà Lê Minh cũng đồng tình với điều này. Theo đó, người nông dân Việt Nam hiện đang đối mặt với rất nhiều rủi ro và dễ bị tổn thương. Chính vì thế, bên cạnh việc chú trọng vào nông nghiệp hàng hóa vẫn cần phải công nhận sự cần thiết của nông nghiệp quy mô nhỏ.
Phi Sơn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình