Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 23/08/2011 - 11:40
(Thanh tra)- Trao đổi với PV Báo Thanh tra bên lề Hội thảo “Tác động của thị trường bất động sản (BĐS) lên thị trường tài chính Việt Nam, những khuyến nghị chính sách” vừa được tổ chức, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, từ đầu năm 2011 đến nay, thị trường BĐS đang đứng trước những thách thức lớn và bị tác động mạnh mẽ bởi chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ. Nhiều chính sách, cơ chế về tài chính, tín dụng chưa hiệu quả đã làm tê liệt tính thanh khoản của thị trường. Khó khăn về vốn là nguyên nhân dẫn đến thị trường BĐS luôn trong tình trạng bất ổn.
+ Ông có thể nói rõ hơn về chính sách vĩ mô tác động đến thị trường BĐS?
- Thị trường BĐS chịu ảnh hưởng của các chính sách quản lý đất đai và chính sách tài khóa, tiền tệ. Các chính sách này giúp thanh lọc thị trường, lựa chọn các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có năng lực tài chính, hạn chế đầu cơ BĐS, sẽ khiến thị trường phát triển bền vững hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, các chính sách này cũng đã hạn chế dòng tiền chảy vào BĐS và khiến thị trường trầm lắng trong thời gian qua.
Ví dụ như Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định, chủ đầu tư phải mua đất theo giá tự thỏa thuận hoặc thương lượng mức đền bù cho người đang sử dụng đất sát với giá thị trường. Có điều, không ít chủ đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh BĐS đã phải đối mặt với chồng chất khó khăn và nguy cơ thua lỗ khi phải thực hiện theo Nghị định 69.
Nghị định 71/2010/NĐ-CP và Thông tư 16/2010/TT-BXD, khiến chủ đầu tư và người mua đều e ngại, đặc biệt về tính pháp lý của giao dịch dưới hình thức hợp đồng góp vốn. Hay Thông tư số 13/2010/TT-NHNN với việc nâng hệ số rủi ro đối với cho vay BĐS tăng lên 250% từ mức 150% đã không khuyến khích được các ngân hàng cho vay kinh doanh BĐS. Việc thực hiện quyết liệt chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công tác động mạnh đến thị trường tài chính nói chung và thị trường BĐS nói riêng.
+ Làm gì để khai thông nguồn vốn cho thị trường BĐS, thưa ông?
- Theo tôi, để thị trường BĐS vượt qua những khó khăn hiện tại từng bước ổn định và phát triển, cần thiết phải có sự tham gia của cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân thực hiện đồng bộ 7 giải pháp sau:
Một là, chính sách tiền tệ cần được vận hành chặt chẽ, linh hoạt nhất quán, có kế hoạch phân bổ đều nhằm bảo đảm tăng trưởng tín dụng ổn định, có chất lượng. Bên cạnh đó, cần hạ lãi suất huy động và cho vay trên thị trường về mức hợp lý bằng cách bỏ lãi suất huy động trần, điều chỉnh lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở để điều chỉnh lãi suất liên ngân hàng, qua đó điều tiết lãi suất trên thị trường.
Quy định về hạn mức tín dụng phi sản xuất (trong đó có BĐS) không nên cào bằng cho mọi tổ chức tín dụng (ở mức 16%/tổng dư nợ vào thời điểm 31/12/2011) và cần phân định rõ yếu tố phi sản xuất trong tín dụng BĐS.
Hai là, tăng cường quản lý Nhà nước đối với thị trường BĐS. Về lâu dài cần có biện pháp tổng thể từ phân vùng, quy hoạch đến đầu tư phát triển thị trường BĐS, nhằm tạo lập tính ổn định và minh bạch của thị trường, nhất là khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới thị trường này và tỷ trọng đầu tư vào BĐS sẽ ngày càng lớn trong tổng đầu tư xã hội.
Ba là, cần tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát hiệu quả dòng tín dụng vào BĐS. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11 của Chính phủ nhưng cần điều chính linh hoạt tỷ trọng cho vay đối với từng khoản tín dụng BĐS cũng như các dự án BĐS...
Bốn là, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở nói riêng và thị trường BĐS nói chung.
Năm là, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị. Để thực hiện chiến lược này, Chính phủ cần đưa ra các chính sách thuế, chính sách đất đai để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phân khúc này đưa ra thị trường các sản phẩm bảo đảm chất lượng với giá cả phù hợp.
Sáu là, phát triển nhà ở xã hội cho thuê.
Cuối cùng là, tăng cường năng lực về vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS.
+ Xin cảm ơn ông!
Trần Quý (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Đông Hà
19:52 15/12/2024Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân