Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

4 năm và những thành quả đáng ghi nhận

Thứ hai, 04/04/2011 - 14:36

(Thanh tra) - Là huyện mới được thành lập theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11/4/2007 của Chính phủ, 4 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã không ngừng nỗ lực, từng bước đưa huyện vượt qua khó khăn, thách thức trên con đường phát triển.

Trong tương lai gần, thị trấn Cam Đức (huyện Cam Lâm) sẽ phát triển lên đô thị loại 5

Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 13 xã và thị trấn Cam Đức; diện tích tự nhiên 633km2 với hơn 103.369 nhân khẩu. Những năm qua, khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của huyện. Tuy nhiên, dưới sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hỗ trợ và tạo điều kiện của các ngành trong tỉnh, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng Công nghiệp (69%), dịch vụ (15%), nông - lâm nghiệp - thủy sản (14%).

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng qua các năm không ổn định. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế của huyện có bước phát triển, đặc biệt là kinh tế tư nhân phát triển về số lượng và quy mô, trong 4 năm (2007 - 2011) đã phát triển mới 636 cơ sở kinh doanh, nâng tổng số cơ sở kinh doanh hiện có trên địa bàn huyện là 3.991 cơ sở, với hơn 5.679 người tham gia kinh doanh; đã góp phần tăng mức đóng góp cho ngân sách huyện và thu nhập của người lao động. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng liên tục qua 4 năm, bình quân tăng trên 24,4%/năm (vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện đề ra tăng bình quân hàng năm là 18%). Cụ thể: Năm 2008 tăng 25% so với năm 2007, năm 2009 tăng 29% so với năm 2008, năm 2010 tăng 18% so với năm 2009. Hoạt động thương mại đảm bảo lưu thông hàng hóa trong huyện, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ bình quân hàng năm tăng trên 18%.

4 năm qua, huyện luôn hoàn thành kế hoạch thu ngân sách, tổng thu ngân sách bình quân hàng năm tăng trên 37% (so với Nghị quyết HĐND đề ra tăng bình quân hàng năm là 20%); đến năm 2010 đạt trên 68,9 tỷ đồng, tăng 2,02 lần so với năm 2007. Công tác chi ngân sách được điều hành và kiểm soát theo dự toán, tăng mức chi cho đầu tư phát triển và sự nghiệp, tổng chi ngân sách huyện năm 2008 tăng gấp 3,17 lần so với năm 2007; năm 2009 tăng 1,4 lần so với năm 2008; trong đó chi đầu tư phát triển năm 2009 tăng 7,7 lần so với năm 2007; năm 2010 tăng 1,5 lần so với năm 2009.

Huyện đã hoàn thành quy hoạch phát triển KT-H đến 2015 và định hướng đến 2020, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 1996 - 2010; quy hoạch phát triển ngành Điện lực của huyện đến 2015; quy hoạch chi tiết khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh; quy hoạch chung xây dựng phát triển thị trấn Cam Đức và thị trấn Suối Tân; quy hoạch trung tâm cụm xã Cam An Nam,… góp phần vào việc thu hút đầu tư vào các dự án trong vùng quy hoạch của huyện. Năm 2010, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định công nhận xã Suối Tân đạt các tiêu chuẩn của đô thị loại 5.

Tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện từ năm 2008 đến nay gần 1.000 tỷ đồng, đã hoàn thành 162 công trình. Trong 4 năm, huyện đã tập trung công tác giải tỏa, đền bù, tái định cư nhiều công trình lớn, đã thu hồi trên 1.227,9 ha để thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn, việc thu hồi đất thực hiện đúng chính sách, pháp luật. Công tác quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội được huyện chú trọng. Việc thu hút đầu tư vào các dự án trong vùng quy hoạch có nhiều chuyển biến. Công tác quản lý, quy hoạch về sử dụng đất và quy hoạch khai thác khoáng sản được tăng cường. Ngoài ra, huyện còn thường xuyên xúc tiến thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. 4 năm qua, toàn huyện hoàn thành 162 công trình trị giá 1.000 tỷ đồng, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai công tác giải tỏa đền bù để đầu tư vào Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh.

Ngành giáo dục trên địa bàn huyện đã duy trì kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở ở 14/14 xã, thị trấn; nâng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi lên 14/14 xã, thị trấn vào năm 2010; thực hiện phổ cập bậc THCS lên 5/14 xã đạt chuẩn; tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi 18 - 21 có bằng tốt nghiệp THPT hoặc có giấy chứng nhận hoặc có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình lớp 12 đạt trên 75%. Mạng lưới cơ sở y tế đã phát triển được một trung tâm y tế huyện và hai phòng khám khu vực, 100% xã, thị trấn trong huyện có trạm y tế và 100% số trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ khám chữa bệnh; số giường bệnh năm 2010 tăng 61,5% so với năm 2008.

Đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn là 95%; góp phần giảm nghèo và chống tái nghèo trên địa bàn huyện. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện theo chuẩn mới là 13% (đạt mục tiêu Nghị quyết HĐND đề ra, giảm 3%). Số lao động được giải quyết việc làm trong 04 năm là 6.750 lao động và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đều tăng qua các năm (năm 2008 là 26%, năm 2009 là 29,7%, năm 2010 là 31%). Thông qua cuộc vận động xây dựng quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “vì người nghèo, nhiều tổ chức và cá nhân đã ủng hộ trên 1 tỷ đồng, góp phần cùng Nhà nước xây dựng nhà ở và chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình chính sách và hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Hà, Bí thư Huyện ủy huyện Cam Lâm cho biết, năm 2011  tuy còn có những khó khăn nhất định nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cam Lâm quyết tâm tập trung triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH trọng tâm như: Làm tốt công tác giải tỏa đền bù các dự án lớn, các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện công tác giải tỏa đền bù, tái định cư để thu hút đầu tư vào Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh; đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao; tạo sự chuyển biến thực sự trên lĩnh vực dân số, đào tạo nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và đào tạo nghề; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc như bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và khu dân cư; triển khai thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức và hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền địa phương; tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; cụ thể hóa kế hoạch KT-XH, các quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành đã được phê duyệt; tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, các điểm du lịch có tiềm năng phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH; tiếp tục thực hiện các chính sách kích cầu của Chính phủ và của tỉnh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch, dịch vụ, thương mại - công nghiệp - nông nghiệp; đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH, trong đó thu hút vốn để xây dựng các cơ sở hạ tầng trọng điểm.

                       PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm