Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng cường thanh tra công tác quản lý Nhà nước về dân số

Thứ sáu, 21/12/2018 - 06:24

(Thanh tra)- Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành kết luận thanh tra công tác quản lý Nhà nước về dân số của hai tỉnh Hậu Giang và Kon Tum. Kết quả thanh tra đã chỉ ra nhiều tồn tại.

Tại thời điểm thanh tra, 2 tỉnh Hậu Giang và Kon Tum đều có nhiều điểm tồn tại chung như: Kho hậu cần phương tiện tránh thai chưa được củng cố, trang thiết bị và điều kiện bảo quản kho tuyến tỉnh chưa có máy hút ẩm, nhiệt kế, ẩm kế, quạt trần, quạt thông gió, bình chữa cháy, giá. Tổ chức đào tạo chuyên môn kỹ thuật về sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cho các cơ sở cung cấp dịch vụ trong phạm vi tỉnh. Chỉ đạo giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới kết quả còn hạn chế.

Bên cạnh đó, định mức dự phòng an toàn phương tiện tránh thai chưa đảm bảo đủ số lượng theo quyết định của Bộ Y tế quy định tuyến tỉnh định mức dự phòng an toàn. Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới để nam giới có trách nhiệm thực hiện kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế. Năm 2017, tỷ số giới tính khi sinh tại tỉnh Kon Tum là 112/100 bé gái. Ngoài ra, định mức dự phòng an toàn phương tiện tránh thai tại tỉnh Hậu Giang chưa đảm bảo theo quy định.

Một số chỉ tiêu như mức giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ sàng lọc trước sinh, số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại năm 2017 tại tỉnh Kon Tum thực hiện chưa đạt kế hoạch.

Theo Thanh tra Bộ Y tế, nguyên nhân của những tồn tại do nguồn lực đầu tư cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tại 2 tỉnh này chưa đáp ứng nhu cầu. Việc giao chỉ tiêu kế hoạch, dự toán ngân sách quá chậm nên địa phương bị động vào việc giao chỉ tiêu và dự toán ngân sách từ Trung ương. Trong khi đó, kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - dân số được phân bổ chậm và hạn hẹp (đến tháng 11 mới được phân bổ). Hệ thống cơ quan chuyên trách dân số - kế hoạch hóa gia đình tại các địa phương này chậm được củng cố và kiện toàn, có mặt còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ ở cấp xã và thôn bản. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số chưa ổn định, chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, ít được đào tạo làm cho đội ngũ cán bộ này chưa an tâm và nhiệt tình với công việc.

Hậu Giang lại là tỉnh thuần nông, kinh tế của người dân chủ yếu làm từ nông nghiệp, một bộ phận người dân có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Những khó khăn trong tình hình kinh tế - xã hội đã làm cho sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác dân số kế hoạch hóa gia đình bị chi phối.

Ngoài ra, việc quan tâm đầu tư ngân sách cho công tác dân số có nơi, có lúc ở các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Công tác phối hợp chỉ đạo liên ngành chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Một số cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách dân số đã ảnh hưởng xấu tới tư tưởng và việc chấp hành của nhân dân.

Tại tỉnh Kon Tum, trong 2 năm 2016 và 2017, do nguồn phương tiện tránh thai từ Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp giảm mạnh cho nên định mức dự phòng phương tiện tránh thai không đảm bảo quy định.

Kon Tum là tỉnh có đông người đồng bào theo dân tộc thiểu số, đời sống nhân dân còn nghèo, tâm lý còn mang nặng tính ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước nên công tác tiếp thị và xã hội hóa phương tiện tránh thai chưa cao.

Trong khi đó, một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về tính chất phức tạp, khó khăn, lâu dài của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, thiếu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Công tác phối hợp chỉ đạo liên ngành có nơi, có lúc chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ.

Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế 2 tỉnh Hậu Giang và Kon Tum tăng cường tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp về chỉ đạo, tổ chức, phối hợp các ban, ngành đoàn thể trong việc thực hiện công tác dân số ở địa phương. Xây dựng cơ chế chính sách, huy động nhân lực, tài chính để thực hiện công tác dân số ở địa phương. Tổ chức các biện pháp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để thực hiện mục tiêu chính sách dân số...

Tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử dựa trên cơ sở giới tính... Tổ chức đào tạo chuyên môn, kỹ thuật về sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cho các cơ sở cung cấp dịch vụ trong phạm vi tỉnh.

Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh ưu tiên đầu tư chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho người dân thuộc các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Quản lý cấp phép khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Quản lý cấp phép khoáng sản làm vật liệu xây dựng

(Thanh tra) - Tình trạng khai thác trái phép đặc biệt là cát, sỏi lòng sông, khai thác vượt mốc giới, không đúng thiết kế, vượt công suất; việc kinh doanh mua bán khoáng sản không rõ nguồn gốc, qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý cơ bản đã được ngăn chặn, số lượng các tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm và truy thu số lợi bất hợp pháp tăng gấp nhiều lần.

Hương Trà

18:24 11/12/2024
An Giang: Kiến nghị xử lý hơn 1,55 tỷ đồng qua thanh tra tại Sở LĐTBXH

An Giang: Kiến nghị xử lý hơn 1,55 tỷ đồng qua thanh tra tại Sở LĐTBXH

(Thanh tra) - Qua thanh tra tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Thanh tra Sở Tài chính An Giang đã chỉ ra nhiều bất cập trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ. Thanh tra Sở kiến nghị xử lý số tiền hơn 1,55 tỷ đồng, trong đó hơn 640 triệu đồng chưa chi trả theo chế độ quy định.

Cảnh Nhật

18:00 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm