Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Kiên
Thứ sáu, 17/03/2023 - 07:00
(Thanh tra) - Thanh tra Bộ Tài chính đã chỉ rõ trong công tác phân bổ và điều hành chi ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2021 của của tỉnh Hoà Bình còn một số tồn tại, chưa đúng quy định dẫn đến mất cân đối nguồn chi do hụt thu nhưng không điều chỉnh dự toán kịp thời, tạm ứng ngoài dự toán HĐND tỉnh giao.
Trụ sở UBND tỉnh Hoà Bình. Ảnh: KT
Năm 2021, dự toán NSNN trên địa bàn được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính giao, HĐND, UBND tỉnh Hoà Bình đã triển khai, phân giao cho các đơn vị dự toán cấp I kịp thời theo quy định của Luật NSNN.
Thanh tra Bộ Tài chính chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm tại kết luận thanh tra công tác quản lý NSNN năm 2021 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Nhiều tồn tại về chi đầu tư xây dựng cơ bản
Kiểm tra 15 dự án cho thấy, UBND tỉnh Hoà Bình giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 với tổng số tiền 316.342 triệu đồng nhưng chậm giải ngân hoặc không giải ngân được phải hủy dự toán 311.212 triệu đồng. Trong đó:
Sở Giao thông vận tải tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư trong đó phân kỳ bố tri vốn chưa phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của HĐND tỉnh phê duyệt tại 2 dự án gồm: Dự án đường Quang Tiến - Thịnh Minh thành phố Hoà Bình, vốn ngân sách Trung ương UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2855/QĐ-UBND ngày 3/12/2021 cao hơn Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn HĐND phê duyệt 65.000 triệu đồng. Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và Cao tốc Sơn La, vốn ngân sách tỉnh UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 497/QĐ-UBND ngày 16/3/2022 dự kiến bố trí giai đoạn 2021-2025 vượt kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn HĐND phê duyệt là 540.000 triệu đồng.
Kiểm tra dự án trung tâm thương mại bờ trái Sông Đà và việc tạm ứng cho UBND huyện Yên Thủy để thực hiện giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp Lạc Thịnh, Thanh tra Bộ Tài chính xác định, năm 2021 và 2022, UBND tỉnh Hoà Bình chưa thực hiện phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư và phê duyệt lại quyết định đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công nhưng đã bố trí vốn đầu tư công cho 2 dự án này 36.932 triệu đồng; kinh phí còn lại chưa được UBND tỉnh bố trí trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để thu hồi hoàn ứng là 90.636 triệu đồng.
Cũng qua thanh tra cho thấy, Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa tham mưu trình UBND tinh bố trí đủ vốn theo cam kết để đầu tư hoàn thành theo tiến độ tại 3 dự án có sử dụng vốn ngân sách Trung ương 1.687.500 triệu đồng, gồm: Dự án đường nội thị thị trấn Bo, huyện Kim Bôi; dự án dường nối từ quốc lộ 6 đi Độc Lập, Đủ Sáng, đường 12B; dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Cánh Tạng.
Đối với Dự án Khu công nghiệp Mông hóa, huyện Kỳ Sơn được UBND tỉnh Hoà Bình thành lập từ năm 2015, tính đến năm 2020, dự án đã được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật với tổng giá trị các hạng mục hạ tầng, đền bù, giải phóng mặt bằng đã thực hiện 145.251 triệu đồng, trong đó NSNN 126.925 triệu đồng.
Tuy nhiên, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Mông Hóa được UBND tỉnh phê duyệt không đúng quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ. Vì vậy, ngày 28/11/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2786/QĐ-UBND về việc chấm dứt dự án, khiến không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư.
Ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 883/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Bình Phú thuộc Khu công nghiệp Mông Hóa trước đây do Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Mỹ làm chủ đầu tư, trong đó yêu cầu nhà đầu tư chỉ được thực hiện dự án sau khi hoàn trả phần vốn NSNN đã đầu tư theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh cũng chậm xử lý về tài chính khi chuyển giao dự án đường cao tốc Hòa Lạc - Hoà Bình đầu tư theo hình thức BT sang nhà đầu tư khác thực hiện theo hình thức BOT dẫn đến vướng mắc chưa có nguồn thanh toán kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng dự án BT thuộc trách nhiệm của địa phương do nhà đầu tư dự án BT đã ứng trước thực hiện số tiền 127.069 triệu đồng.
Kiểm tra một số chủ đầu tư cũng phát hiện việc phê duyệt dự toán gói thầu xây lắp tăng chưa đúng số tiền 6.151 triệu đồng, dẫn đến phải giảm trừ giá trị hợp đồng, giá trị khi nghiệm thu, thanh toán số tiền 6.028 triệu đồng. Gồm: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hoà Bình; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình; Sở Giao thông vận tải; huyện Lương Sơn; huyện Lạc Thuỷ.
UBND tỉnh phê duyệt dự toán đo đạc lập bản đồ địa chính gắn với đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Mai Châu và huyện Cao Phong, trong đó tính khối lượng trên diện tích đo vẽ cao hơn diện tích được UBND tỉnh phê duyệt trong Kế hoạch sử dụng đất dẫn đến làm tăng giá trị dự toán số tiền 23.414 triệu đồng.
Kiểm tra một số chủ đầu tư thấy chưa điều chỉnh giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% hoặc điều chỉnh từ 10% xuống 8% chưa đúng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội, đối với giá trị khối lượng nghiệm thu, thanh toán từ sau ngày 01/02/2022 đến thời điểm thanh tra (tháng 9/2022), dẫn đến giá trị khối lượng nghiệm thu, thanh toán tăng chưa đúng số tiền 4.039 triệu đồng.
Sở Tài chính tham mưu trình UBND tỉnh chi tạm ứng ngoài dự toán HĐND tỉnh giao đến thời điểm thanh tra (tháng 9/2022) chưa thu hồi số tiền 445.821 triệu đồng.
Cũng tại thời điểm thanh tra, có 10 chủ đầu tư dư tạm ứng quá hạn chưa thu hồi theo quy định với tổng số tiền 22.927 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.
Thanh tra công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành và quản lý sử dụng tài sản hình thành sau đầu tư cũng thấy một số tồn tại:
Tỉnh chậm phê duyệt quyết toán, giao đơn vị quản lý sử dụng, nhận nợ vốn với NSNN tại dự án cấp nước thị trấn Cao Phong và Lương Sơn.
Các đơn vị được giao quản lý, khai thác các công trình nước sạch nông thôn được đầu tư bằng ngân sách nhà nước thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu khác và vốn vay ODA, chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật về nhận nợ, trả nợ NSNN, trích khấu hao tài sản và quy định về hạch toán, mở sổ sách kế toán.
UBND tỉnh chậm rà soát, báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển các công trình lưới điện được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cho ngành Điện quản lý theo quy định đối với 109 công trình với giá trị đầu tư là 285.279 triệu đồng.
Huyện Lương Sơn đặt hàng không đúng quy định
Qua thanh tra cho thấy, năm 2021, UBND huyện Lương Sơn thực hiện đặt hàng 2 doanh nghiệp (DN) tư nhân là Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai và Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Hoàng Long thực hiện duy trì dịch vụ công ích năm 2021 trên địa bàn chưa đúng quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ là đặt hàng áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công hoặc DN đặc thù; thực hiện đấu thầu đối với các đơn vị còn lại.
Tại kết luận, Thanh tra Bộ Tài chính đã kiến nghị UBND tỉnh Hoà Bình chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan khắc phục các tồn tại, khuyết điểm về quản lý và kinh tế, tài chính được chỉ ra; đồng thời kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 29/11, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kết luận thanh tra số 268/Kl-TTr việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động tại Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai. Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt tồn tại, vi phạm tại đơn vị này.
Phương Anh
22:22 12/12/2024(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG), Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã phát hiện một số vi phạm, tồn tại; đồng thời, kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm.
Trần Quý
10:00 12/12/2024Phương Anh
08:44 12/12/2024Văn Thanh
19:00 11/12/2024Hương Trà
18:24 11/12/2024Cảnh Nhật
18:00 11/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành