Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 10/10/2017 - 11:52
(Thanh tra) - Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), mỗi năm có từ 2 đến 5% GDP toàn cầu, là tiền được rửa, và hành vi trốn thuế thậm chí còn có thể đẩy số liệu trên tăng vọt.
Qũy tiền tệ thế giới IMF ước tính tổng giá trị các giao dịch rửa tiền toàn cầu chiếm 2 - 5% GDP
Rửa tiền là gì?
· Rửa tiền là hành động chuyển lợi nhuận thu được từ những hoạt động phạm pháp sang lợi nhuận hợp pháp, tạo ra cơ sở cho cá nhân hay tổ chức hưởng thụ và sử dụng những đồng tiền đã được tẩy rửa để phục vụ cho những hoạt động tội phạm khác.
· Rửa tiền là “tiền nóng” được chuyển từ một địa điểm này đến một địa điểm khác có thể do sự lo ngại về các chính sách của Chính phủ, hoặc do sự mất lòng tin vào chính phủ khi tại nước đó xảy ra những biến động về kinh tế, chính trị.
· Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.
Theo một chuyên gia, rửa tiền đang được thực hiện dưới nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt các cơ quan chức năng. Vậy làm thế nào để ngăn chặn?
Việc Ngân hàng Commonwealth Australia (CBA) bị cáo buộc đã vi phạm Luật Chống rửa tiền gần 54.000 lần làm dấy lên mối quan ngại về các hoạt động tội phạm, trong đó bao gồm buôn bán ma túy mà hệ thống tài chính nước này đang phải đối mặt.
Đây là một thông tin gây sốc cho CBA và Ban điều hành, trong khi John Cassara, một cựu quan chức Tình báo Mỹtỏ vẻ không ngạc nhiên.
Hơn 26 năm kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến tội phạm rửa tiền, John Cassara cảnh báo rằng: cả Mỹ và Úc đều thất bại trong việc thực thi các điều luật có liên quan đến hoạt động chống rửa tiền.
Những tổn thất mà CBA cũng như nền kinh tế Úc phải gánh chịu đã cho thấy mức độ nhạy cảm của hệ thống tài chính nước này. Nhưng đó chỉ là trường hợp tiêu biểu cho những thách thức mà các nước phải đối mặt trong trận chiến chống rửa tiền trên toàn thế giới.
Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), mỗi năm có từ 2 đến 5% GDP toàn cầu, tương đương với khoảng 5 triệu USD là tiền được rửa, và hành vi trốn thuế thậm chí còn có thể đẩy số liệu trêntăng vọt.
Ở Mỹ, Úc cũng như nhiều quốc gia phát triển khác, hành vi rửa tiền đang được thực hiện thông qua hệ thống tài chính ngầm, các giao dịch đen, các phương thức thanh toán qua mạng. Độ tinh vi của loại tội phạm này có thể khác nhau giữa các nước nhưng chắc chắn ngày càng hoàn hảo hơn. Thậm chí, một đối tượng bị khép tội rửa tiền chỉ khi chúng cực kì sơ suất hoặc không may để bị bắt.
Nhìn vào những thách thức mà các nước đang phải đối mặt trong tương lai, Cassara nhận định: những gì cần được làm ngay bây giờ “là không làm gì cả”, vàcả Mỹ hay Úc đều ‘đau đầu’ trước loại tội phạm này.
Nguồn lực vô hạn
Cassara cho rằng: Ngày nay với thủ đoạntinh vi, tội phạm rửa tiền thường sở hữu “những nguồn lực không giới hạn, điều mà không một Chính phủ, hoặc cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan tình báo, dịch vụ khách hàng nào có được.”
Tuy nhiên, dù buôn lậu được coi là phương thức rửa tiền lỗi thời nhưng rất khó bị phát hiện, ví dụ như buôn bán ma túygiao dịch mỗi năm từ 20 đến 40 tỷ USD tại khu vực biên giới giữa miền nam nước Mỹ và Mexico.
Thực thi pháp luật
Các nước trên thế giới đều đã ban hành Bộ luật chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Nhưng trong cuộc chiến này, bộ luật ban hành cần phải được thực thi nghiêm minh.
Chống rửa tiền đang phải đối mặt với những khó khăn tiềm ẩn và cần có những quy định cụ thể hơn trong từng ngành nghề khác khau. “Ở Mỹ và Úc, nhiều buổi hội thảo được tổ chức nhằm phổ biến những quy định pháp luật có liên quan mà các nhà môi giới bất động sản, luật sư, kế toán nên quan tâm, tham dự”, Cassara chia sẻ.
Năm 2006, Luật Chống rửa tiền của Úc ban hành nhưng không kiểm soát được tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Một trong những lỗ hổng đó là việc luật sư, kế toán viên và các nhà môi giới bất động sản không cần khai báo bất cứ một loại tài sản nào có giá trị trên 10.000 đôla, đây là lượng tiền tối thiểu mà khi có giao dịch với giá trị lớn hơn mức tiền này, các ngân hàng phải báo cáo với Chính phủ.
Sự phát triển tài chính toàn cầu khiến cho phương thức rửa tiền trở nên đơn giản, đặc biệt là những đất nước có luật bí mật ngân hàng được kết nối trực tiếp với đất nước có luật báo cáo ngân hàng, các quan chức, nhân viên của các tổ chức tín dụng dễ bị mua chuộc… Rửa tiền không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự lành mạnh về lưu thông tiền tệ của một quốc gia, mà còn làm giảm giá trị của nội tệ, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Võ Như Uyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.
Thái Hải
12:55 06/12/2024(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.
PV
11:08 04/12/2024Phương Anh
11:30 25/11/2024Thái Hải
21:55 09/10/2024Thái Hải
15:28 09/10/2024Thái Hải
22:05 07/10/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC