Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ hai, 18/10/2021 - 22:56
(Thanh tra) - Đó là nhấn mạnh của Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm tại Hội thảo đào tạo trực tuyến về "Đạo đức, liêm chính và phòng, chống tham nhũng (PCTN)" do Thanh tra Chính phủ (TTCP) phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam và Trường Hành chính quốc gia Pháp tổ chức ngày 18/10.
Toàn cảnh hội thảo tại TTCP. Ảnh: TH
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh: Đào tạo về đạo đức và liêm chính cho đội ngũ cán bộ được coi là một trong những trụ cột quan trọng để phòng ngừa tham nhũng. Việt Nam cũng đã đưa nội dung giáo dục về đạo đức, liêm chính vào Luật PCTN năm 2018 nhằm đưa công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục về đạo đức, liêm chính và PCTN đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.
Thời gian qua, TTCP đã phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam tổ chức nhiều hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về các nội dung liên quan đến chủ đề này. Sự tham gia, chia sẻ của các bên tại hội thảo đó cho thấy sự quan tâm rất lớn đối với các biện pháp tăng cường liêm chính, minh bạch trong hoạt động công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng hiệu quả.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề này, để tiếp nối thành công của các diễn đàn chia sẻ trước đó, TTCP phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam và Trường Hành chính Quốc gia Pháp tổ chức khóa đào tạo về "đạo đức, liêm chính và phòng, chống tham nhũng" nhằm tạo giúp cho các đại biểu có cơ hội trao đổi, nghiên cứu sâu về các kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp, từ đó lựa chọn những kinh nghiệm, bài học phù hợp để vận dụng vào thực tiễn công tác của mình ở Việt Nam.
"Tôi vui mừng nhận thấy sự tham gia đông đảo của đại diện nhiều cơ quan từ T.Ư đến địa phương. Điều đó cho thấy, chủ đề của khóa đào tạo này đã được các chuyên gia thiết kế rất sát với nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của các cơ quan liên quan của Việt Nam", Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh.
Phó Tổng Thanh tra hy vọng rằng, với những kiến thức, kinh nghiệm và thực tiễn tốt của Pháp và quốc tế được chia sẻ cởi mở trong 5 buổi hội thảo, các đại biểu sẽ nhận được những thông tin có giá trị tham khảo tốt, phục vụ thiết thực cho công tác chuyên môn của mình.
“Tôi tin tưởng rằng, hội thảo đào tạo sẽ là hoạt động hợp tác thực chất và hiệu quả, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác hiệu quả giữa các cơ quan nói riêng, giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp nói chung, tạo tiền đề hợp tác tốt đẹp cho TTCP và các cơ quan đối tác của Cộng hòa Pháp trong thời gian tới”, Phó Tổng Thanh tra nói.
Hội thảo được diễn ra trong 5 buổi từ ngày 18/10 - 22/10 thông qua hình thức trực tuyến Zoom, có phiên dịch trong suốt quá trình hội thảo diễn ra.
Tại các buổi hội thảo, các đại biểu sẽ được nghe các diễn giả trình bày các nội dung như: Xây dựng văn hóa đạo đức và liêm chính trong cơ quan hành chính; Cơ quan cấp cao về minh bạch đời sống công (HATVP); Vai trò chủ chốt của các cơ quan kiểm soát cao cấp (ISC); Đạo đức công vụ trong dịch vụ công ví dụ của các thể chế châu Âu; Kinh nghiệm quốc tế: Thách thức tham nhũng.
Tại buổi hội thảo, ông Bruno NicoulaudI - chuyên gia cao cấp chống gian lận đã trình bày việc xây dựng văn hóa đạo đức và liêm chính trong cơ quan hành chính. Theo đó, cần tuân thủ nguyên tắc đạo đức đạo đức và toàn vẹn liêm chính. Đạo đức công vụ bao gồm tất cả các quy tắc liên quan đến những gì nên làm và những gì không nên làm, những gì là nghĩa vụ bắt buộc với tất cả chúng ta, đặc biệt trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp; là tập hợp các nghĩa vụ và quy tắc ứng xử mà một người phải tuân thủ khi thực hiện nghề nghiệp của mình, đối với đồng nghiệp của mình và những người khác.
Trong đạo đức nghề nghiệp, sự phản ánh tập trung vào các giá trị thúc đẩy hành vi và được cập nhật trong các bộ quy tắc đạo đức. Lý tưởng thực hành biện minh cho việc áp đặt các quy tắc ràng buộc và thúc đẩy mọi người phải tôn trọng.
Tính toàn vẹn là trạng thái nguyên vẹn của một vật, có đầy đủ các bộ phận, không có gì bị thiếu. Nếu là tính cách của một con người, toàn vẹn liêm chính có nghĩa là người đó có tính bảo đảm, sự trung thực không thể chê trách, không cho phép mình bị hư hỏng.
Việc xây dựng chiến lược đạo đức và liêm chính như thế nào? Ông Bruno Nicouladl cho rằng, cần có nguyên tắc cơ bản là phòng ngừa, phát hiện và xử lý.
Đối với phòng ngừa cần tập huấn, đào tạo nhằm giúp cán bộ công chức nắm được các biện pháp kiểm tra và các thủ tục cần thực hiện; nâng cao khả năng phản ứng khi có thông tin cảnh báo (hành vi bất thường); luôn ý thức về nguyên tắc đạo đức và nắm bắt được cơ chế và các biện pháp chống gian lận trong cơ quan. Hình thức ưu tiên tổ chức: Các buổi trao đổi, giải đáp các vấn đề thắc mắc của người tham dự, sử dụng các minh họa thực tế để thực hành.
Bên cạnh đó, để phát triển chiến lược đạo đức và liêm chính trong cơ quan cần có: Bộ quy tắc về quản lý ngân sách hiệu quả cho mọi công chức có liên quan, cần có chữ ký cam kết đã tìm hiểu của mỗi người, nhắc lại khi thực hiện đánh giá định kỳ;
Chuyên gia cố vấn về đạo đức công vụ, là người tiếp nhận mọi thông tin thông báo/tố cáo về các trường hợp xung đột lợi ích có thể có hoặc mọi yêu cầu xin tham vấn về xung đột lợi ích.
Ngoài ra, truyền thông nội bộ phát huy vai trò của các vị trí kiểm soát nguy cơ và chống gian lận cũng như cam kết của cơ quan hành chính, có hệ thống và cơ chế cảnh báo cũng như quy định về nghĩa vụ công chức và nghĩa vụ đối với đại biểu hội đồng, trong khi đó, truyền thông quảng bá thực hiện chiến dịch truyền thông về cuộc chiến chống gian lận và tham nhũng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.
Thái Hải
12:55 06/12/2024(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.
PV
11:08 04/12/2024Phương Anh
11:30 25/11/2024Thái Hải
21:55 09/10/2024Thái Hải
15:28 09/10/2024Thái Hải
22:05 07/10/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân