Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Huyện Hướng Hóa báo cáo những gì?

Minh Tân

Thứ hai, 16/09/2024 - 21:00

(Thanh tra) - Mấy năm qua, các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) thực hiện hỗ trợ con giống cho những hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), khó khăn trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng, thế nhưng, những gì đang diễn ra thể hiện những bất cập, tồn tại trong quá trình cung cấp con giống cho người dân.

Một con bò được Công ty Tân Thành cung ứng cho người dân tại xã Húc. Ảnh: Minh Tân

Hơn 35,7 tỷ đồng

Trên địa bàn huyện Hướng Hóa triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022, 2023, thực hiện trong năm 2023 và năm 2024. Trong đó, các chương trình MTQG thực hiện hỗ trợ con giống bao gồm bò giống và dê giống. Việc thực hiện hỗ trợ con giống do UBND các xã, thị trấn và Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hướng Hóa làm chủ đầu tư dự án và trực tiếp hỗ trợ cho các hộ hưởng lợi.

Theo báo cáo của địa phương này, tổng số dự án được phê duyệt trên địa bàn huyện, nguồn vốn năm 2022, 2023 là 113 dự án/1.682 con bò và 521 con dê, với tổng kinh phí thực hiện do Nhà nước hỗ trợ là trên 35,7 tỷ đồng.

Với trên 100 dự án nhưng việc trúng thầu cung ứng giống vật nuôi tại địa bàn các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hướng Hóa lại là những nhà thầu khá quen thuộc. Tính đến ngày 30/8/2024, có tất cả 8 đơn vị trúng các gói thầu cung ứng giống vật nuôi trên địa bàn huyện Hướng Hóa, gồm: Công ty giống cây trồng vật nuôi Tân Thành (Công ty Tân Thành), Công ty TNHH QT Nhật Bảo, Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển PMT, Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ Việt Nhật, Công ty TNHH Trường Lâm, HTX dịch vụ tổng hợp và sản xuất nông nghiệp Lúa Vàng, Công ty TNHH MTV Toàn Thịnh Pacific, Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại dịch vụ Sunamy.

Các chương trình MTQG cung ứng giống vật nuôi trên địa bàn huyện Hướng Hóa là trên 35,7 tỷ đồng. Ảnh: Minh Tân

Trong đó, đối với Công ty Tân Thành đã trúng 21 gói thầu/21 dự án với tổng 336 con bò, 78 con dê tại các xã: Hướng Tân, Hướng Phùng, Húc, Hướng Lộc, Thuận, Thanh, Ba Tầng. Đến nay, Công ty Tân Thành đã tiến hành cấp giống tại các xã Hướng Phùng, Húc, Thanh, Thuận, Ba Tầng, Hướng Lộc theo 17 gói thầu/17 dự án với 262 con bò và 78 con dê.

Đây là nhà thầu mà Báo Thanh tra đã có các bài viết phản ánh “Cần làm rõ các gói thầu mua bò cho hộ nghèo” và “UBND huyện Hướng Hóa báo cáo gì về các gói thầu mua bò cho hộ nghèo”. Cụ thể, tại dự án cung cấp bò giống cho người dân thôn Ra Ty, xã Hướng Lộc và thôn Cu Dông, xã Húc, người dân cho rằng một số con bò giống gầy gò, sức khỏe yếu.

Bên cạnh đó, nhà thầu có những vấn đề “thiếu minh bạch” trong việc chứng mình nguồn gốc số bò cung cấp cho người dân không đúng với hồ sơ dự thầu. Trong quá trình giao, nhận bò giống, chính quyền địa phương và phía nhà thầu không tuân thủ quy trình phòng dịch, không tiến hành cách ly con giống nhập ngoại tỉnh vào địa phương nơi thực hiện dự án mà trực tiếp giao cho người dân, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Bò bị bệnh có yếu tố strees?

Dù rằng theo UBND huyện Hướng Hóa, đối chiếu với hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị và các quy định có liên quan, không có quy định phải cách ly tập trung trước khi cấp bò cho người dân. Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, Phòng Dân tộc huyện Hướng Hóa đề nghị UBND các xã hướng dẫn người dân nhận bò phải tiếp tục nuôi nhốt riêng 7 ngày để chăm sóc, theo dõi trước khi cho nhập đàn và báo cáo khi có dấu hiệu dịch bệnh.

Thế nhưng, báo cáo với cấp trên là vậy, nhưng thực tế quá trình triển khai vẫn còn nhiều bất cập. Đơn cử, một số hộ có bò bị chết nhưng không báo với cơ quan chức năng, một số con bò được cấp đổi lại nhưng cơ quan chuyên môn cấp huyện không hề hay biết. Lỗ hổng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) bùng phát trên địa bàn huyện Hướng Hóa trong thời gian qua.

Theo báo cáo của UBND huyện Hướng Hóa, tính đến chiều ngày 4/9/2024, dịch bệnh LMLM trâu, bò xảy ra trên địa bàn huyện tại 5 xã, thị trấn gồm: Lao Bảo, Húc, Tân Long, Thuận, Hướng Phùng. Dịch bệnh xảy ra từ ngày 29/6/2024 cho đến ngày 4/9 là 116 con trâu, bò mắc bệnh, huyện đã phải công bố dịch LMLM trên địa bàn xã Húc và xã Tân Long.

Một con bò dự án sau khi người dân nhận về bị chết và đã bị làm thịt, chế biến thành món ăn. Ảnh: Minh Tân

Trong số các địa phương mà Công ty Tân Thành đã triển khai cấp phát thực hiện tại địa bàn huyện Hướng Hoá trong năm 2024, thì có 2 xã khi cấp bò về cho dân đã xảy ra dịch LMLM. Cụ thể, ngày 29/6, tại xã Hướng Phùng có một số con bò đã biểu hiện về bệnh LMLM, xã chỉ phối hợp với nhà thầu tự tổ chức điều trị, không báo cáo cụ thể cho các cơ quan chức năng.

Một tháng sau, khi nhà thầu này bàn giao 53/56 con bò cho người dân tại xã Húc vào ngày 28/7, thì đến ngày 1/8, một số con bò đã có biểu hiện LMLM. Đến lúc này, sự việc mới được địa phương báo cáo với các ngành chức năng. Điều đáng nói, theo hồ sơ của đơn vị cung ứng thì toàn bộ số bò trên vẫn trong thời gian “bảo hành” vắc-xin LMLM.

Báo cáo với UBND tỉnh Quảng Trị, UBND huyện Hướng Hóa cho rằng, việc bùng phát dịch bệnh LMLM trên địa bàn có nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể, do bò được chuyển từ vùng này đến vùng khác nên thay đổi môi trường sống (yếu tố strees), quá trình vận chuyển làm sức khỏe bò giảm sút dẫn đến bò dễ phát sinh dịch bệnh trong khoảng thời gian này. Một số hộ dân đã nhận bò về không tuân thủ triệt để theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, không theo dõi sức khỏe thường xuyên đàn bò dẫn đến chậm báo cáo.

Cũng chỉ đến khi dịch bệnh bùng phát, huyện Hướng Hóa mới có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ trì, trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với cơ quan chuyên môn thú y cấp huyện kiểm tra giám sát đối với các dự án hỗ trợ con giống xuất xứ từ nguồn gốc ngoại tỉnh. Đồng thời, hỗ trợ cho huyện về mặt chuyên môn trong công tác kiểm tra, giám sát việc nhập con giống vào địa bàn huyện.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Xử lý cơ sở gây ô nhiễm tại Long Biên sau phản ánh của Báo Thanh tra

Hà Nội: Xử lý cơ sở gây ô nhiễm tại Long Biên sau phản ánh của Báo Thanh tra

(Thanh tra) - Ngay sau khi Báo Thanh tra đăng tải bài viết “Hà Nội: Nỗi lo ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới hàng nghìn người dân tại quận Long Biên”, UBND phường Đức Giang đã tiến hành kiểm tra, yêu cầu cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại ngõ 67 phố Đức Giang chấm dứt hoạt động, tháo dỡ máy móc di chuyển ra khỏi khu vực.

Thanh Hoa

11:21 11/11/2024
Còn những vấn đề cần được làm rõ

Còn những vấn đề cần được làm rõ

(Thanh tra) - Liên quan đến việc xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện gói thầu mua sắm bồn nước, bà Hoàng Thị Lan, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hướng Hóa đã bị kỷ luật cảnh cáo. Thế nhưng, việc làm rõ những sai phạm, xử lý những cá nhân, đơn vị có liên quan vẫn đang được dư luận quan tâm.

Khánh Anh

15:00 04/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm